nhà em cho anh Hậu thuê đất sản xuất 10 năm anh Hậu kia đòi mượn sổ đỏ để làm thủ tục đăng ký giấy tờ nhưng khi đòi mới biết anh đã lấy sổ đỏ đi thế chấp vay vốn ngân hàng
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh chị, anh chị cho em hỏi một chút về luật được không ạ, em người quê không biết gì về luật thấy lo quá nên đành liều hỏi thử : nhà em cho anh Hậu con nuôi nhà Bác thuê đất sản xuất 10 năm anh Hậu kia đòi cho mượn sổ đỏ để làm thủ tục đăng ký giấy tờ sản xuất trang trại gì đó bố mẹ em vì là người quen nhưng lâu lâu đòi mãi không thấy anh Hậu có ý trả rồi mới biết anh đã lấy sổ đỏ đi thế chấp vay vốn ngân hàng, vậy theo ae nhà em nên làm như nào để lấy lại được sổ đỏ, gần hết hạn vay rồi em sợ quá mong ae giúp em.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hành vi của anh Hậu bị xem là một hành vi lừa đảo. Theo quy định của pháp luật thì anh Hậu không có quyền sử dụng sổ đỏ của gia đình bạn để đi thế chấp vì chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền này.
Theo quy định tại khoản 1 Ðiều 342 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
“Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.”.
Theo đó, việc làm của anh Hậu này là trái pháp luật, trong trường hợp của bạn thì anh Hậu (bên thế chấp) đã dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để mang đi thế chấp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP:
“Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại các Điều 256, 257 và 258 Bộ luật Dân sự…”.
>>> Luật sư
Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn không hề hay biết việc thế chấp sổ đỏ của nhà bạn tại Ngân hàng. Do vậy, hợp đồng thế chấp mà anh Hậu và Ngân hàng đã xác lập (không có chữ ký của người đứng tên trong sổ đỏ hoặc có chữ ký nhưng là chữ ký giả) có thể là giao dịch vô hiệu (quy định tại Điều 128 “Bộ luật dân sự 2015”). Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 137 “Bộ luật dân sự 2015”:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Do vậy, gia đình bạn có quyền gửi đơn khởi kiện đến