Thẩm quyền xét xử theo đối tượng trong tố tụng hình sự được pháp luật tố tụng hình sự quy định như thế nào?
Đối tượng của tội phạm được xem là một trong những dấy hiệu để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án. Thẩm quyền xét xử phân định thẩm quyền xét xử theo đối tượng là phân định thẩm quyền xét xử giữa
Trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không có điều luật nào quy định cụ thể phân định đối tượng nào thuộc thẩm quyền xét xử của TAND, đối tượng nào thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS.
Tại điều 3 Pháp lệnh Tổ chức TAQS các cấp 2002 quy định:
“Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;
2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.”
Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự quy định: Quân nhân tại ngũ phạm tội trong quân dội và ngoài xã hội đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tóa án quân sự. Trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền của Tóa án quân sự, vừa có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án. Nếu có thể tách ra để xét xử thì TAND và Toàn án quân sự xét xử theo những bị cáo thuộc thẩm quyền của mình. Những người không phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ quân đội hoặc những người bị phát hiện là phạm tội trước khu nhập ngũ thì thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự về những tội phạm liên quan đến bí mật quân sự hoặc thiệt hại cho quân đội. Những tội phạm khác do TAND xét xử (Điều 4, 5 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự năm 2002).
Thẩm quyền xét xử đối với thường dân phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội được xác định tùy từng trường hợp cụ thể.
Theo quy định tại điều 26, 29 của pháp lệnh thì: Các vụ án mà bị can, bị cáo phạm tội có cấp bậc từ Thượng tá trở lên, có chức vụ từ Đoàn trưởng và tương đương trở lên thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự cấp quân khu mà không phụ thuộc và tội phạm được thực hiện thuộc loại nào, ít nghiêm trọng, nghiệm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Các vụ án còn lại thuộc thầm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp khu vực.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với TAND, Bộ luật tố tụng hình sự không đặt ra thầm quyền xét xử theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội, tuy nhiên, trong hướng dẫn về việc tòa án cấp tỉnh quyết định lấy vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện lên xét xử lại có đề cập đến vấn đề này. Những vụ án nào mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, sỹ quan công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người có chức sắc cao trong tôn giáo hoặc người có uy tín cao trong dân tộc ít người được tòa án cấp tỉnh lấy lên để xét xử, tức là thuộc thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh.
Nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa TAND và Tòa án quân sự thì Chánh án Tòa án tối cao xem xét quyết định.