Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Án phí khi giải quyết tranh chấp được quy định như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Án phí khi giải quyết tranh chấp được quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật Dương Gia: Công ty chúng tôi có thực hiện mua hàng hàng hóa với 1 đối tác Thái Lan – trị giá lô hàng khoảng 5700 USD. Nhưng cho đến nay, người bán đã không giao hàng như thỏa thuận và có dấu hiệu lừa đảo sau khi công ty chúng tôi hoàn tất chuyển tiền hàng. Công ty chúng tôi có đầy đủ chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Công ty của chúng tôi có trụ sở tại Quãng Ngãi, nhưng hàng hóa đựơc nhập khẩu về Cảng Cát Lái, Tp.HCM và do 1 nhân viên tại Tp.HCM phụ trách. Trong trường hợp này, công ty chúng tôi nên gửi đơn kiện đến Tòa Án Tỉnh Quãng Ngãi hay
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi nộp đơn khởi kiện?
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn và đối tác Thái Lan có ký kết
Trường hợp 1: Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận, khi có tranh chấp xảy ra sẽ do Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp. Khi đó, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến trọng tài thương mại để yêu cầu giải quyết.
Trường hợp 2: Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận, khi có tranh chấp xảy ra sẽ do
“Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật này mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết”.
Do trong trường hợp này, có đương sự là người nước ngoài, vì vậy bạn làm đơn khởi kiện đến
“Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết”).
Trường hợp 3: Các bên không thỏa thuận về cơ quan nào giải quyết tranh chấp.
Theo Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.
Với quy định này, tuy các bên không thỏa thuận cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Trọng tài thương mại sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Với trường hợp này, bạn làm đơn khởi kiện đến Trọng tài thương mại để được giải quyết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về án phí khi giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền?
Trường hợp 1: Trọng tài giải quyết tranh chấp.
Theo Điều 34 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định:
“1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Phí trọng tài gồm:
a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
c) Phí hành chính;
d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
2. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
3. Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác”.
Như vậy, Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Với trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc thì phí sẽ do Hội đồng trọng tài ấn định. Pháp luật chưa quy định mức phí cụ thể đối với phí trọng tài thương mại.
Trường hợp 2: Do Tòa án giải quyết tranh chấp
Theo Danh mục mức án phí, lệ án phí được quy định tại Pháp lệnh 10/2009/UBTVQH quy định: Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch
Giá trị tranh chấp | Mức án phí |
a) từ 40.000.000 đồng trở xuống | 2.000.000 đồng |
b) Từ trên 40.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% của giá trị tranh chấp |
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp |
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng. |
Căn cứ vào giá trị tranh chấp hợp đồng, sẽ tính ra được mức án phí cụ thể cho bạn dựa vào khung án phí nêu trên.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại
– Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
– Nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí