Nhắc đến việc dân sự tức là việc không có tranh chấp mà chỉ có yêu cầu, nên khi xác định thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án.
Nhắc đến việc dân sự tức là việc không có tranh chấp mà chỉ có yêu cầu, nên khi xác định thẩm quyền theo lãnh thổ của
Điều 52 BLDS quy định:
“Nơi cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống, nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nới cư trú sẽ được xác định là nơi người đó hiện sinh sống”.
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống…
Theo đó, căn cứ vào dấu hiệu nơi cư trú của đương sự, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết chính xác vụ việc và thuận lợi cho người bị yêu cầu trong việc tham gia tố tụng, nhà lập pháp đã thiết lập quy tắc để xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ dựa trên cơ sở Tòa án nơi cư trú của người bị yêu cầu. Cụ thể:
– Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Tòa án nơi người bị yêu cầu
– Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết;
– Toà án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài;
– Toà án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
– Toà án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;
– Toà án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;
– Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
– Toà án nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
– Toà án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
– Toà án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
– Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
>>> Luật sư
Như vậy, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định trên cơ sở Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu. Trước đây, ba pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế và lao động chưa có quy định riêng về thủ tục giải quyết các việc dân sự nên thẩm quyền dân sự theo lãnh thổ đối với việc dân sự không được đặt ra. Như đã phân tích ở trên, BLTTDS đã liệt kê tương đối chi tiết các trường hợp mà Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu có thẩm quyền giải quyết. Việc quy định này là phù hợp với cơ sở lý luận về xác định thẩm quyền theo lãnh thổ, tạo thuận lợi cho Tòa án khi giải quyết các yêu cầu cũng như tạo điều kiện cho đương sự khi tham gia tố tụng.