Thẩm quyền và mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền? Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu? Hướng dẫn thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền? Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng ủy quyền?
Mục lục bài viết
1. Công chứng hợp đồng ủy quyền ở đâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư Tôi đến Ủy ban nhân dân xã xin được chứng thực giấy ủy quyền cho người em ở quê nhận giùm chế độ trợ cấp một lần dành cho quân nhân xuất ngũ, nhưng nhân viên phòng chứng thực trả lời là họ không có thẩm quyền.Vậy tôi phải chứng thực ở đâu?
Luật sư tư vấn pháp luật về hợp đồng ủy quyền qua tổng đài:1900.6568
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.”
Như vậy anh có thể yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã hoặc phòng tư pháp Quận (Huyện) chứng thực chữ ký trong giấy Ủy quyền.
Hoặc anh có thể làm hợp đồng Ủy quyền và tới văn phòng công chứng gần nhất để công chứng. Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Luật công chứng năm 2014 thì “Công chứnglà việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Và việc công chứng hợp đồng Ủy quyền được quy định tại Điều 55, Luật công chứng năm 2014.
2. Hướng dẫn thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền
Đối với hợp đồng ủy quyền thì việc công chứng được quy định như thế nào? Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin đưa ra trình tự, thủ tục của hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền cụ thể như sau
1. Trình tự thực hiện:
– Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứngtại tổ chức hành nghề công chứng, xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.
– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng
– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng ủy quyền; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. Khi công chứng hợp đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng ủy quyền thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng.
– Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
– Người yêu cầu công chứng nhận kết quả tại tổ chức hành nghề công chứng nơi nộp hồ sơ.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng
3. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC);
– Dự thảo hợp đồng ủy quyền;
– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng ủy quyền mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
4. Số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể
5. Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định không tính vào thời hạn công chứng).
6.Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
7. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổ chức hành nghề công chứng
8. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản công chứng
10. Lệ phí (nếu có): 40.000 đồng/hồ sơ
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền.
3. Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em muốn mua lại xe máy cũ nhưng thủ tục quá rườm rà. Vậy nên em muốn ký kết Hợp đồng ủy quyền toàn bộ thì em có thể ký thời hạn bao lâu là lâu nhất, có thể thỏa thuận là không có thời hạn không? Sau khi ký hợp đồng đấy em có thể lưu thông bình thường hay chưa? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có xác định thời hạn. Cũng giống như bản chất vốn có của hợp đồng là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, pháp luật cũng trao quyền cho các chủ thể được thỏa thuận về thời hạn hợp đồng. Điều 582 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền”.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu bạn làm hợp đồng ủy quyền với nội dung thỏa thuận là không có thời hạn hợp đồng thì mặc nhiên pháp luật sẽ coi hợp đồng của hai bên không có thỏa thuận về thời hạn. Từ đó mặc định quy định hiệu lực hợp đồng là 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền giữa hai bên. Trường hợp đối tượng của hợp đồng là tài sản có thời hạn sử dụng (bất động sản…) thì thời hạn ủy quyền không được vượt quá thời hạn sử dụng đất. Trong trường hợp này, hợp đồng của bạn bắt buộc phải quy định thời hạn trong hợp đồng, còn thời hạn trong bao lâu do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn sử dụng đối với đối tượng của hợp đồng.
Nhận thấy, lý do bạn muốn làm hợp đồng ủy quyền vì thủ tục làm
Thứ nhất, do hợp đồng ủy quyền có xác định thời hạn nên việc bạn sở hữu chiếc xe máy thông qua hình thức này khi hết thời hạn trong hợp đồng thì quyền sở hữu chiếc xe của bạn cũng chấm dứt.
Thứ hai, trong trường hợp bên ủy quyền chết thì chiếc xe máy trở thành di sản của cá nhân bên ủy quyền, không phải là tài sản của bạn nên bạn có nguy cơ bị mất tài sản của mình.
Thứ ba, pháp luật ghi nhận trường hợp các bên của hợp đồng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Tức là, bạn hoàn toàn có nguy cơ bị mất tài sản trong trường hợp bên kia đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn.
Cần phải nhận thức rõ rằng, việc lập hợp đồng ủy quyền thực chất là hợp đồng thực hiện việc ủy quyền cho một chủ thể khác nhân danh mình thực hiện công việc, nghĩa vụ trong phạm vi ủy quyền. Cho nên bạn chỉ được sở hữu chiếc xe máy trong phạm vi thỏa thuận mà không có quyền như chủ sở hữu.
4. Mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền mới nhất
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi một số nội dung cụ thể như sau, hiện nay theo tôi tìm hiểu thì phí công chứng được quy định rất nhiều, không biết quy định nào là đang áp dụng tại thời điểm này? Mà cụ thể là phí công chứng hợp đồng ủy quyền? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Mức phí công chứng được chia ra rất nhiều mức tùy thuộc vào giao dịch và giá trị giao dịch. Hiện nay mức phí công chứng đang được áp dụng trên cơ sở bảng phí quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP bao gồm:
+ Mức thu phí đối với các việc công chứng các hợp đồng, giao dịch
+ Mức thu phí đối với các việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản (tính trên tổng số tiền thuê)
+ Mức phí đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng được tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Thứ hai: Theo quy định Thông tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC-BTP một số mức phí công chứng được sửa đổi bổ sung. Trong đó mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền là 50.000 đồng trên một trường hợp công chứng.
5. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng ủy quyền?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Em được ủy quyền cho nhận bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên đến nay em lên lãnh thì không được với lý do giấy ủy quyền hết hạn (có ai thông tin cho em biết là giấy ủy quyền có thời hạn đâu). Vậy giờ em phải làm thủ tục gì để lãnh được tiền bảo hiểm? Xin luật sư hướng dẫn giúp em vì người ủy quyền cho em không có ở Việt Nam. Em cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 562
Thời hạn ủy quyền theo quy định tại Điều 563
“Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
Như vậy, nếu trong hợp đồng ủy quyền không quy định về thời hạn ủy quyền thì theo quy định của luật, hợp đồng ủy quyền chỉ có hiệu lực 01 năm.
Hiện nay, người bạn của bạn đang ở nước ngoài nên nếu muốn ủy quyền để bạn nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần thì có thể gửi một văn bản ủy quyền từ nước ngoài về, có xác nhận của cơ quan đại Việt Nam ở nước ngoài về cho bạn.
Luật sư
Điều 78 Luật công chứng 2014 quy định về việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài như sau:
“Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam”
Sau khi nhận được giấy ủy quyền, bạn lên cơ quan bảo hiểm xã hội nhận thay bạn của bạn tiền bảo hiểm xã hội một lần.
Theo quy định tại