Tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài. Giám đốc được bổ nhiệm xuống từ công ty mẹ, các thủ tục pháp lý liên quan đến lao động nước ngoài.
Tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài. Giám đốc được bổ nhiệm xuống từ công ty mẹ, các thủ tục pháp lý liên quan đến lao động nước ngoài.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Công ty em thành lập 12/2015. Giám đốc là người Hàn Quốc được bổ nhiệm từ công ty mẹ xuống. Giờ em đăng kí đóng bảo hiểm cho Giam đốc, Nhưng phải làm
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Khoản 2 điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp người lao động nước ngoài khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trong đó có:
"a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;"
Với tình huống của bạn, bạn không nói rõ công ty của bạn hoạt động trong lĩnh vực gì nên chưa xác định được người quản lý có thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay không.
Trong trường hợp công ty của bạn hoạt động trong 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới thì quản lý của bạn sẽ thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo điểm a khoản 2 Điều 7 nghị định này. Khi đó bạn chỉ cần thực hiện thủ tục xác nhận cho quản lý của bạn tại sở Lao động thương binh và xã hội theo Điều 8 Nghị định 11/2016/NĐ-CP sau đó bạn có thể thực hiện các thủ tục khác như đăng kí bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
"Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ."
Như vậy, nếu quản lý của bạn không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động thì phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề thì mới được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam.
Trong trường hợp công ty của bạn không hoạt động trong 11 lĩnh vực nêu trên thì quản lý của bạn vẫn thuộc trường hợp phải cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
Khoản 3, Điều 12 và của Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Như vậy, để có thể thực hiện thủ tục để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động cần thực hiện đầy đủ các bước tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật trong đó có việc nộp nảm sao hợp đồng lao động đã giao kết đến cơ quan đã cấp giấy phép lao động cụ thể là Sở Lao động thương binh xã hội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6568
Chức vụ là Giám Đốc mà ghi trong giấy phép lao động là Quản lí,có sao không ?
Trong trường hợp quản lý của bạn không thuộc đối tượng được miễn giấy phép lao động thì sai sót trong giấy phép lao động sẽ xử lý như sau:
Điểm b khoản 8 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định:
Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
Trong trường hợp này, đã có sự thay đổi về vị trí công việc của người lao động so với giấy phép lao động. Như vậy, khi chức vụ của người lao động nước ngoài khác với chức vụ ghi trong giấy phép lao động thì người sử dụng lao động phải làm thủ tục để xin cấp mới giấy phép lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.