Năm 2013 bố mẹ cho chú thím 80m2 đất,có xác nhận ủy ban nhân dân xã. Năm 2014 chú đi nhận sổ đỏ phát hiện nội dung tặng cho là toàn bộ 200m2 đất. Luật sư tư vấn làm thế nào để bảo vệ quyền lợi bố mẹ tôi?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi công ty Luật Dương gia, tôi có một vấn đề mong được quy công ty tư vấn và hướng dẫn giải quyết. Năm 2013, ba mẹ tôi và chú thím tôi đồng thuận về việc ba mẹ tôi cho chú thím một phần diện tích đất để chú thím xây nhà khoảng 80m2 trong hơn 200m2 khi được UBND xã lập giấy tờ xác minh cứ ngỡ nội dung là đúng với những gì đã nói. Ba và mẹ tôi đặt bút ký mà không đọc qua phần nội dung. Khoảng gần cuối năm 2014, ủy ban có gọi đến lấy giấy tờ đất thì mọi chuyện mới vỡ lẽ ra. Toàn bộ diện tích đất được chuyển qua cho chú thím tôi và kèm theo một khoản thuế không hề nhỏ gần 10 triệu đồng. Cả ba và chú tôi ngỡ ngàng về vấn đề này thì ủy ban có đưa ra căn cứ tặng cho đất mà ba tôi đã ký vào thời điểm đó, có nội dung là tặng cho toàn bộ đất đai. Giờ đây không ai chịu chấp nhận vụ việc này, chạy lên chạy xuống ủy ban để đòi hỏi cách giải quyết thì cũng chỉ ậm ừ cho qua. Biết bao lần mà cũng chỉ nhận được như vậy. Vậy theo
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như bạn đã trình bày, hiện nay chú bạn cũng không muốn nhận cả phần đất, đồng thời cũng không có tranh chấp xảy ra đối với toàn bộ 200 m2 đất.
Theo quy định tại Điều 131 “Bộ luật dân sự 2015”: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn:
“Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.”
Như vậy, giao dịch giữa bố mẹ bạn và chú thím bạn đã không có sự đồng nhất giữa ý chí đích thực và sự thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Bố mẹ bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 131 “Bộ luật dân sự 2015”. Nếu xét thấy hợp đồng tặng cho do lỗi cố ý của nhân viên soạn thảo hợp đồng làm sai lệch nội dung tặng cho thì trong trường hợp này sẽ xác định giao dịch dân sự được xác lập bởi sự lừa dối. Bố mẹ bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 132 “Bộ luật dân sự 2015”.
Điều 137 “Bộ luật dân sự 2015”: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trước tiên, bố mẹ bạn ra Tòa án cấp quận, huyện nơi đang sinh sống yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng tặng cho xác lập năm 2013 vô hiệu. Hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu đó là các bên khôi phục lại hiện trạng như ban đầu theo quy định Điều 137 “Bộ luật dân sự 2015”. Tiếp theo, bố mẹ bạn sẽ làm lại hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản này phải được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng theo quy định tại Điều 41 Luật công chứng 2014. Sau đó chú của bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ (200m2);
- Hợp đồng tặng cho tài sản;
- Chứng minh thư nhân dân;
- Sổ hộ khẩu gia đình;
Nộp bộ hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên môi trường cấp quận, huyện nơi có đất để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chú thím bạn.
Khi thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ, chú thím bạn phải đóng các loại thuế sau:
– Thuế thu nhập cá nhân: Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007:
“Điều 4. Thu nhập được miễn thuế:
4.Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.”
Như vậy, chú bạn sẽ được miễn tiền thuế thu nhập cá nhân bởi đây là tặng cho tài sản giữa anh em ruột.
– Lệ phí trước bạ: Căn cứ Khoản 10 Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế Thông tư 124/2011/TT-BTC:
“10. Nhà, đất thừa kế, hoặc là quà tặng giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.”
Nếu chú thím bạn muốn được miễn 2 loại thuế trên, cần xuất trình cho cơ quan thuế các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ với người cho, tặng hoặc xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người cho hoặc nhận tài sản thường trú về mối quan hệ giữa người cho và người nhận tài sản và bản tự cam kết của chủ tài sản về việc lần đầu tiên được nhận quà tặng.
– Thuế chuyển quyền sử dụng đất: theo quy định tại Điều 12 Thông tư 111/2013/TT/BTC chú thím bạn phải đóng loại thuế này.
Cách tính: Tiền thuế phải đóng = diện tích đất x giá đất x thuế suất (4%)
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài