Tam Vị Chúa Mường nằm trong hệ thống Tứ Phủ trong tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu. Vậy Tam Vị Chúa Mường là ai? Đền thờ Tam Vị Chúa Mường ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mày này.
Mục lục bài viết
1. Tam vị Chúa Mường gồm những ai?
Tam vị chúa mường gồm có các vị: Chúa Đệ Nhất Tây Thiên , Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ và Chúa Đệ Tam Lâm Thao. Dưới đây là các vị chúa Mường hay được nhắc tới:
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Từ thời vua Hùng Vương đã có Chúa Đệ Nhất Tây Thiên. Bà có công lao giúp vua Hùng tuyển chọn quân để đánh giặc. Người ban lộc bói toán cũng chính là Chúa Đệ Nhất Tây Thiên. Bà không có đền thờ chính, được phối thờ trên đền Hùng và đứng bên cạnh Quốc Mẫu Tây Thiên.
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ hay còn được gọi là Chúa Đệ Nhị hay Chúa Bói Nguyệt Hồ. Chúa Nguyệt Hồ còn có tên gọi là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ xuất phát từ việc Chúa là vị chúa thứ hai trong Tam vị Chúa Mường. Bên cạnh đó, Chúa Nguyệt Hồ còn có tên gọi khác là Nguyệt Nga Công chúa. Trong Tam vị Chúa Mường thì Chúa Nguyệt Hồ là vị bà chúa danh tiếng nhất, ngoài ra bà rất hay về ngự đồng.
Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Chúa Đệ Tam Lâm Thao là người con gái của vua Hùng. Quân lương cho quân đội của Vua Hùng do bà cai quản. Bên cạnh đó, Chúa Đệ Tam Lâm Thao còn rất giỏi chữa bệnh bằng thuốc nam. Bà được thờ phụng tại Đền Lâm Thao, Việt Trì. Tục truyền ở nơi này đã từng là kho lương của Chúa Đệ Tam Lâm Thao.
2. Tên đầy đủ của các vị Chúa Mường:
Tam vị Chúa Mường hay còn gọi với cái tên khác là tam vị chúa tiên hoặc tam vị tổ mường, và gồm có 3 vị đó là:
– Chúa Đệ Nhất Tây Thiên có tên đầy đủ là: Thanh Sơn Chính Phái Đệ Nhất Thượng Ngàn sắc phong Lê Mại Đại Vương hiệu viết Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm công chúa.
– Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ có tên đầy đủ là: Đệ Nhị Thượng Ngàn Cao Sơn Công Chúa Diệu Tín Thiền Sư La Bình công chúa.
– Chúa Đệ Tam Lâm Thao có tên đầy đủ là: Đệ Tam Thượng Ngàn Sơn Trang Tàng Hình Diệu Nghĩa Thiền Sư Quế Hoa công chúa.
3. Sự tích của Tam vị Chúa Mường:
3.1. Sự tích Chúa Đệ Nhất Tây Thiên:
Chúa Bà Đệ Nhất Tây Thiên được sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc dòng dõi Hùng Vương. Sự tích tương truyền rằng, cha của bà là trưởng ông họ Lăng, mẹ của bà là trưởng bà họ Đào. Trong một lần mẫu thân của bà chiêm bao đi du ngoạn ở Tam Đảo và hành hương đến Tây Thiên để cầu con, sau đó bà thấy vị tiên nữ từ đám mây ngũ sắc có 7 đến 8 người mặc đồ đẹp. Có người thì ca hát, nhảy múa, người thì ngâm thơ, gảy đàn. Cho đến khi tỉnh lại thì bà biết đó là mộng lành và rồi bà đã mang thai và hạ sinh ra Chúa Bà. Bà càng lớn lên thì càng trở nên xinh đẹp và tài giỏi. Khi ấy giặc Ân đang xâm lược nước ta, bà đã xung phong tập hợp quân dân và giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc Ân. Về sau, đến ngày thác hóa, Chúa Bà được quần tiên đến đón rước về chầu Đế Đình.
Bà Chúa Đệ Nhất về ngự đồng rất ít, Bà ban lộc về cúng lễ và bói toán. Trong các dịp lễ khai đàn mở phủ, thông thường khi dâng đàn Chúa Bói thì Bà thường được người ta thỉnh về chứng tòa Chúa Đệ Nhất màu đỏ. Chúa Bà thường vận áo đỏ, hay áo lụa thêu phượng hoặc áo gấm và cầm quạt khai quang mỗi khi về ngự đồng.
3.2. Sự tích Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ:
Được tương truyền rằng, từ ngày xưa tại vùng đất Bắc Giang là nơi Bà sinh sống, cuộc đời cơ hàn và khổ cực của Bà kể từ khi bà được sinh ra đã phải sống và gắn liền với nó. Bà mồ côi cả cha và mẹ, và hai mắt của Bà thì bị mù lòa. Dù sóng gió cuộc đời Bà như vậy, những Bà vẫn luôn sống với lối sông hiền lành, lương thiện và nhân hậu. Sau khi gặp và được Lão Tổ Quỷ Cốc Tử Tiên Sinh nhận làm đệ tử, Bà đã được truyền dạy cho những đạo pháp là thuật chiêm tinh bói toán. Và Nguyệt Hồ cũng là niên hiệu được Lão Tổ đặt cho Bà. Bà đã nguyện dành cả cuộc đời mình để làm phúc giúp nhân dân khi đã học được hết các phép tiên mà Tiên Sinh đã dạy mình. Tiếng vang của Bà được lan rộng khắp nơi chỉ sau một thời gian. Khi đến tai nhà vua Bà đã được nhà vua mờ về kinh đô làm quân sư giúp vua đánh giặc. Nhà vua đều sai người đến thính cầu và xin lời phán của Bà mỗi khi đánh trận.
Ngoài ra, theo một sự tích khác của vùng Bo, Yên Thế: Vào cuối đời vua Hùng Duệ Vương, khi quân Thục đưa quân sang xâm chiếm nước ta. Nhà vua bèn hạ cáo nhằm tìm người tài về giúp vua đánh giặc cứu nước. Và đã có hai ông họ Cao và họ Quý sống tại vùng Bo đã đứng ra nhận nhiệm vụ giúp vua cứu nước. Theo lệnh vua, Bắc Giang là nơi hai ông chỉ huy quân đội đến và tập luyện ngày đêm đợi thời cơ. Khi hai bên giao chiến ác liệt, do quân địch đông và lực lượng của quân ta mỏng và sức yếu nên đánh không lại địch. Hai ông đã lệnh lại cho toàn quân rút theo dọc chiều sông Thương và chờ thời cơ để đánh địch. Sau đó hai ông chỉ huy quân quay lại đánh địch, vì bị phản công bất ngờ, quân Thục đã trở nên lúng túng và vỡ trận tan tác. Sau khi đánh thắng, hai ông trở về khao thưởng cho toàn quân rồi sau đó hồi triều báo tin với vua. Hai ông đã đột nhiên mất tại vùng Bo khi quay lại đó để ngắm nhìn trước khi hồi triều báo vua. Biết chuyện và quá đau buồn nên phu nhân và con gái cũng hóa theo vào ngày 15 tháng 2 âm lịch. Nhà vua phong hai ông là Thượng Đẳng Phúc Thần và xây dựng đền miếu và thờ phụng mã mãi tại nơi mà các danh tướng đã đánh giặc. Dưới thời vua Lê Đại Hành nhà vua có sắc phong cho các vị thần vùng Bo là “Cao Sơn Quý Minh đại đức hùng lược trác vĩ Đại Vương Thượng đẳng thần”. Đến triều Nguyễn, người dân địa phương tại Huyết Hồ cũng đã tự xây dựng miếu thờ và xin triều đình cho thờ thần là Nguyệt Nga phu nhân và con gái của vị thần họ Cao. Bà đến các triều vua Tự Đức năm thứ 3 và vua Duy Tân năm thứ nhất cũng đã sắc phong cho Nguyệt Nga phu nhân.
Chúa Bà Nguyệt Hồ là vị Chúa Bà có khả năng bói danh tiếng bậc nhất trong Tam Vị Chúa Mường và rất hay về ngự đồng. Cứ mỗi Khi có mở đàn Chúa Bói mà không thỉnh được cả Tam Vị Chúa Mường về ngự thì thuồn thường người ta chỉ thỉnh Bà về chứng cả Tam Tòa Chúa. Khi về chứng tòa Chúa Đệ Nhị thì Chúa Bà màu xanh. Còn khi về ngự đồng, Chúa Bà thường vận áo xanh, múa mồi, ngoài ra Chúa Bà còn dùng quả cau với lá trầu để xem bói và phán bảo trần gian.
Hiện nay, Chúa Nguyệt Hồ được thờ chính tại Đền Nguyệt Hồ, gần ga Kép, chợ Bố Hạ, tỉnh Bắc Giang, đây cũng chính là quê hương của Bà. Hai ngày 15 và 16 tháng 2 âm lịch chính là ngày tiệc của Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ.
3.3. Sự tích Chúa Đệ Tam Lâm Thao:
Chúa Đệ Tam Lâm Thao hay còn được gọi là Chúa Lâm Thao hay Bà Chúa Then, ngoài ra Bà còn được gọi là Bà Chúa Ót. Vì Chúa Lâm Thao là người thỉnh cuối cùng trong Tam Vị Chúa Mường nên Bà được coi là út và đọc theo dân gian khi nói lệch đi là ót.
Bà còn có tài bói toán, dưới thời vua Hùng Vương Bà còn bốc thuốc cứu người. Tương truyền rằng, cha ruột của Bà chính vua Hùng Vương, từ bé một bên mắt của Bà đã bị hỏng. Với sự thông minh hơn người của mình nên Bà đã lấy được sự tin tưởng vua cha và trong các cuộc chiến Bà được giao cho việc lo quân nhu và lương thực. Không chỉ thông minh, tài bốc chữa bệnh cứu người của Bà được Bà đem đi khắp mọi nơi để cứu giúp dân lành. Ngoài ra, Bà cũng thường xuyên ăn chay niệm phật, một lòng cầu chúc cho đất thịnh dân lành.
Sau Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ thì Chúa Đệ Tam Lâm Thao cũng là vị Chúa Bà rất hay về ngự. Thông thường khi dâng đàn Chúa Bói thì người ta thỉnh Chúa về chứng tòa Chúa Đệ Tam màu trắng. Còn khi về ngự đồng thì Chúa Bà thường vận áo trắng, ngoài ra có những nơi khi hầu Bà thì múa mồi giống như Chúa Bà Đệ Nhị Nguyệt Hồ, và cũng có nơi chỉ dùng quạt khai quang khi hầu Chúa.
Hiện nay, Chúa Đệ Tam Lâm Thao được thờ chính tại đền Lâm Thao thuộc Cao Mại, Việt Trì, Phú Thọ, đây cũng là nơi được cho là khi xưa Chúa đã bốc thuốc cứu dân cùng với lập kho quân nhu và quân lương. Ngày 25 tháng 12 âm kịch là ngày tiệc của Bà Chúa Đệ Tam Lâm Thao.
4. Đền thờ Tam Vị Chúa Mường:
Đền Thờ Tam Vị Chúa Mường nằm tại địa chỉ Huyện Lạc Thủy, Hòa Bình thuộc thành phố Hà Nội. Ngôi đền là một địa điểm được sắp xếp trong danh mục Tổ Chức Tôn Giáo.
5. Lễ vật dâng cúng Tam Toà Chúa Bói:
Lễ vật dâng cúng Tam tòa Chúa bói cần có những màu sắc đẹp mắt và đòi hỏi về sự chuẩn bị khá cầu kì, gồm những lễ vật như:
– 3 bộ nón hài quạt của Chúa.
– Một chĩnh nước và nắp có màu xanh.
– 3 đĩa bánh và mỗi đĩa gồm có: bánh trưng, bánh gai, bánh dầy, bánh phu thê, bánh cốm.
– 3 quạt, 3 gương, 3 lược, 3 khăn, 3 kim khâu, 3 thoi chỉ, 3 con dao, 3 cái kéo, 3 miếng trầu, 3 hũ ngũ cốc, 3 quả trứng sống, 3 quả trứng chín, 3 đồng tiền dương.
Nếu cùng mở Tam Tòa Chúa Bói và mở phủ trình đồng, thì phải cúng các khoa Tam Tòa Chúa Bói và khoa Tứ Phủ Trình Đồng. Và chỉ mở phủ bói riêng thì cúng khoa Thánh Mẫu và khoa Tam Tòa Chúa Bói. Ngoài ra thì cũng có thể cúng thêm Trần triều, Sơn Trang, Ngũ Hổ.