Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Thông tin hữu ích » Hiến chương là gì? Tìm hiểu về Hiến chương Liên hiệp quốc?

Thông tin hữu ích

Hiến chương là gì? Tìm hiểu về Hiến chương Liên hiệp quốc?

  • 25/04/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    25/04/2022
    Thông tin hữu ích
    0

    Hiến chương là gì? Hiến chương tiếng Anh là gì? Tìm hiểu về Hiến chương Liên hiệp quốc?

    Chúng ta thường biết đến hiến chương là một dạng điều ước quốc tế, được kí kết với nhiều bên và thực hiện những điều khoản về mục đích hoạt động cũng như các nguyên tắc về quan hệ quốc tế với các bên tham gia kí kết. Vậy để hiểu thêm về hiến chương là gì? Tìm hiểu về Hiến chương Liên hiệp quốc? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết nhé.

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Hiến chương là gì?
    • 2 2. Hiến chương tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Tìm hiểu về Hiến chương Liên hiệp quốc:
      • 3.1 3.1. Sự ra đời của hiến chương liên hợp quốc:
      • 3.2 3.2. Nội dung chính của hiến chương liên hợp quốc:
      • 3.3 3.3. Những lần sửa đổi, bổ sung của Hiến chương Liên Hiệp Quốc:

    1. Hiến chương là gì?

    Khái niệm hiến chương là khái niệm được sử dụng khá nhiều đây chính là khái niệm hiến chương thời kỳ phong kiến và ta thấy rằng đối với từng thời kỳ còn tồn tại vua chúa được hiểu là “pháp luật cơ bản do nhà vua đặt ra, làm nền tảng cho việc chị định ra pháp luật”. Hiện nay, định nghĩa hiến chương được quy định như sau:

    “Điều ước kí kết giữa nhiều nước, quy định những nguyên tắc và thể lệ về quan hệ quốc tế.”

    Theo quan điểm Việt Nam xưa, hiến chương được hiểu là một văn bản có tính chất pháp luật, tính khuôn phép thuộc nhà nước phong kiến. Ví dụ, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú được biên soạn gồm 10 chí, gồm những quy định pháp luật về các triều vua như quan chức chí, hình luật chí…

    Khi nói về hiến chương có rất nhiều nguồn quan điểm khác nhau như tại châu âu, hiến chương là loại văn bản do nhà vua quy định một cách vô cùng long trọng vì các quyền và nghĩa vụ của thần dân nước đó, mang tính chất như hiến pháp. Ví dụ: Đại hiến chương của những hoàng đế Anh năm 1215…

    Theo những quan điểm trên, khái niệm hiến chương là gì được  chúng tôi xin tổng hợp và giải thích như sau:

    Hiến chương là một loại con điều ước quốc tế, trong đó các bên thực hiện ký kết, quy định những nguyên tắc, mục đích hoạt động và những thể lệ về quan hệ quốc tế giữa những bên tham gia vào việc ký kết.

    Đối với mỗi một quốc gia hay dân tộc thì hiến chương của mỗi tổ chức quốc tế sẽ có những vai trò, ý nghĩa riêng. Tuy  nhiên có thể khái quát ý nghĩa của hiến chương cơ bản gồm có các nền tảng cho sự ra đời và các nguyên tắc hoạt động của tổ chức quốc tế; Quy định bộ máy tổ chức của tổ chức đó, tạo ra khung pháp lý cho các hoạt động của các chủ thể gia nhập tổ chức; Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác giữa các thành viên tham gia tổ chức, có thể trở thành nguồn để giải quyết các quan hệ quốc tế của Luật quốc tế,…

    Ví dụ: Ý nghĩa của hiến chương ASEAN đối với ASEAN gồm tạo ra khung pháp lý vững vàng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác ASEAN; Gia tăng vị thế quốc tế của ASEAN với các đối tác bên ngoài; góp phần khắc phục những khiếm khuyết và cải tiến chất lượng và hiệu quả các chương trình, hoạt động hợp tác của ASEAN…

    2. Hiến chương tiếng Anh là gì?

    Hiến chương tiếng Anh là ” Charter of the United Nations”.

    3. Tìm hiểu về Hiến chương Liên hiệp quốc:

    3.1. Sự ra đời của hiến chương liên hợp quốc:

    Hiến chương liên hợp quốc là loại hiến chương có ý nghĩa đối với nhiều quốc gia khi tham gia vào tổ chức này, cụ thể thì hiến chương Liên Hiệp Quốc được ký ngày 26 tháng 06 năm 1945 ở San Francisco, Hoa Kỳ, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Tổ chức Quốc tế gồm 50 nước thành viên đầu tiên. Hiến chương có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an – Cộng hòa Trung Hoa (sau này được thay thế bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), Pháp, Liên Xô (sau này được thay thế là Liên Bang Nga), Anh, Hoa Kỳ và phần lớn các nước khác. Ngày nay Liên Hiệp Quốc có 192 quốc gia thành viên.

    Hiến chương Liên Hiệp Quốc là hiệp ước nền tảng của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này, có vai trò như một bản hiến pháp đối với một quốc gia. Hiến chương quy định những nội dung bao quát, cơ bản nhất đối với một tổ chức như nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy chế thành viên… Tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc đều bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hiến chương. Theo đó, Hiến chương quy định rằng nghĩa vụ đối với Liên Hiệp Quốc cao hơn tất cả các nghĩa vụ trong các hiệp ước khác.

    Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đã phê chuẩn Hiến chương. Tuy nhiên, một ngoại lệ đáng chú ý là Tòa Thánh Vatican; với tư cách là quan sát viên thường trực nên Vatican không phải ký đầy đủ tất cả các điều khoản của Hiến chương.

    3.2. Nội dung chính của hiến chương liên hợp quốc:

    Hiến chương bao gồm Lời nói đầu và 111 Điều được nhóm lại trong 19 Chương.

    Lời nói đầu bao gồm hai phần chính. Phần đầu tiên là lời kêu gọi chung cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và tôn trọng nhân quyền. Phần thứ hai của lời nói đầu là một bản tuyên bố mà các chính phủ của các dân tộc thành viên Liên Hiệp Quốc đồng ý với Hiến chương.

    Chương I nêu bốn mục đích của Liên Hiệp Quốc, bao gồm các điều khoản quan trọng về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

    Chương II quy định tiêu chuẩn của các thành viên Liên Hiệp Quốc.

    Chương III đến Chương XV – phần chính của Hiến chương – miêu tả các cơ quan, các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức này.

    Chương XVI và Chương XVII quy định các dàn xếp giúp đưa Liên Hiệp Quốc trở nên phù hợp với khuôn khổ có sẵn của luật pháp quốc tế.

    Chương XVIII và Chương XIX quy định việc sửa đổi và phê chuẩn Hiến chương.

    Riêng các chương sau đây đề cập đến việc thực thi quyền hạn của các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc:

    Chương VI quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về điều tra và hòa giải các tranh chấp.

    Chương VII quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về trừng phạt kinh tế, ngoại giao và quân sự, cũng như việc sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết các tranh chấp.

    Chương VIII quy định về các dàn xếp ở cấp độ khu vực nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở những khu vực đó.

    Chương IX và Chương X quy định quyền hạn của Liên Hiệp Quốc về hợp tác kinh tế – xã hội, và quyền hạn của Hội đồng Kinh tế – Xã hội chịu trách nhiệm giám sát những quyền hạn này.

    Chương XII và Chương XIII quy định quyền hạn của Hội đồng Ủy trị chịu trách nhiệm giám sát quá trình phi thực dân hóa (việc trao quyền độc lập cho các thuộc địa).

    Chương XIV và Chương XV quy định quyền hạn riêng của Tòa án Công lý Quốc tế và Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc.

    3.3. Những lần sửa đổi, bổ sung của Hiến chương Liên Hiệp Quốc:

    Vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến chương được quy định tại Chương XVIII. Quy trình sửa đổi Hiến chương được dựa trên nguyên mẫu của Hiến pháp Hoa Kỳ với các quy định cơ bản như cần phải có hai phần ba các quốc gia thành viên thông qua và các sửa đổi phải được các quốc gia thành viên này phê chuẩn. Ngoài ra Hiến chương quy định có hai cách thức cơ bản để đề xuất các sửa đổi đối với Hiến chương. Cách thứ nhất là thông qua đề xuất của Đại Hội đồng và cách thứ hai được tiến hành qua việc triệu tập một hội nghị quốc tế nhằm đề xuất các điều chỉnh.

    Cho đến nay Hiến chương đã trải qua ba lần sửa đổi chính, chủ yếu nhằm phản ánh sự mở rộng quy mô của Liên Hiệp Quốc:

    Lần 1: Sửa đổi các Điều 23, 27 và 61 của Hiến chương được thông qua bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 17 tháng 12 năm 1963 và có hiệu lực ngày 31 tháng 08 năm 1965.

    Việc sửa đổi Điều 23 cho phép nâng số thành viên của Hội đồng Bảo an từ 11 thành viên lên 15 thành viên. Sửa đổi Điều 27 quy định nguyên tắc biểu quyết của Hội đồng, theo đó các quyết định của Hội đồng phải được thông qua bởi đa số hai phần ba, tương đương với phiếu thuận của chín thành viên (trước đây là bảy) bao gồm phiếu thuận của tất cả năm thành viên thường trực. Sửa đổi Điều 61 cho phép mở rộng số lượng thành viên của Hội đồng Kinh tế và Xã hội từ 18 thành 27.

    Lần 2: Sửa đổi Điều 109, được thông qua bởi Đại Hội đồng ngày 20 tháng 12 năm 1965, có hiệu lực vào ngày 12 tháng 06 năm 1968.

    Việc sửa đổi Điều 109, liên quan đến Khoản 1 của Điều này, quy định rằng một Đại Hội đồng các Quốc gia Thành viên nhằm mục đích xem xét lại Hiến chương có thể được tổ chức vào một ngày và một nơi cố định nếu có đủ 2/3 số phiếu bầu của các thành viên của Đại Hội đồng và nếu đủ số phiếu ủng hộ của bất kỳ 9 thành viên nào (trước đây là 7) của Hội đồng Bảo an.

    Lần 3: Sửa đổi thêm ở Điều 61 được thông qua bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 20 tháng 12 năm 1971, và có hiệu lực ngày 24 tháng 08 năm 1973; cho phép tăng thêm số thành viên của Hội đồng Kinh tế và Xã hội từ 27 lên thành 54 thành viên.

    Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hiến chương là gì? Tìm hiểu về Hiến chương Liên hiệp quốc” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các nội dung trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

    Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân, Lao động, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.694 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết mới nhất

    Bài thu hoạch là gì? Cách viết bài thu hoạch với mẫu chuẩn?

    Bài thu hoạch là gì? Mẫu bài thu hoạch mới nhất năm 2022? Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch chuẩn? Bài thu hoạch mẫu viết sẵn tham khảo?

    Chứng từ kế toán là gì? Quy định mới nhất về chứng từ kế toán?

    Chứng từ kế toán là gì? Nội dung chứng từ kế toán? Quy định về lập chứng từ kế toán? Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán? Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán?

    Lý luận nhà nước và pháp luật là môn gì? Nghiên cứu những gì?

    Lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu gì? Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung môn lý luận nhà nước và pháp luật?

    Thủ tục xin bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Thời gian được bảo lưu?

    Các trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Các bước cần thực hiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Thủ tục bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Các trường hợp không được bảo lưu thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp?

    Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì? Những điều cần biết?

    Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì? Ai phải đi đổi căn cước công dân gắn chip? Những điều cần biết về thẻ CCCD gắn chíp? Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip?

    Đại lý thuế là gì? Điều kiện thi và cấp chứng chỉ đại lý thuế mới nhất?

    Đại lý thuế là gì? Điều kiện thi và cấp chứng chỉ đại lý thuế mới nhất? Những điều kiện của cá nhân làm nhân viên đại lý thuế?

    Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN?

    Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN? Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Cách tính khấu trừ thuế TNCN đối với cá nhân lưu trú và không lưu trú.

    Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

    Điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Đặc điểm của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

    Các trường hợp phải bồi thường và mức bồi thường chi phí đào tạo

    Trường hợp phải hoàn trả chi phí đào tạo? Các trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo chế độ cử tuyển? Có phải bồi hoàn chi phí đào tạo khi không cam kết thời gian làm việc? Tỷ giá đồng tiền để tính bồi hoàn chi phí đào tạo?

    Mỡ máu là gì? Rối loạn mỡ máu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện?

    Mỡ máu (Dyslipidemia) là gì? Mỡ máu trong tiếng Anh nghĩa là gì? Rối loạn mỡ máu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện?

    Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội

    Khái quát về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội? Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội?

    Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường và hướng dẫn cách lập mới nhất 2022

    Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất năm 2022. Hướng dẫn chi tiết cách lập kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022.

    Tổ chức đánh bạc là gì? Tội tổ chức đánh bạc theo Bộ luật hình sự 2015?

    Tổ chức đánh bạc là gì? Hướng dẫn tội tổ chức đánh bạc theo Bộ luật hình sự? Dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt đối với tội tổ chức đánh bạc theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017?

    Thiết chế xã hội là gì? Chức năng cơ bản và vai trò của thể chế xã hội?

    Thiết chế xã hội là gì? Chức năng và nhiệm vụ của thiết chế xã hội? Vai trò của thiết chế xã hội?

    Thiết chế là gì? Chức năng và nhiệm vụ của thiết chế xã hội?

    Khái quát về thiết chế? Thiết chế là gì? Thiết chế xã hội là gì? Các chức năng và nhiệm vụ của thiết chế xã hội?

    Hành vi xâm phạm mồ mả, hài cốt, tro hài cốt của người chết

    Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết.

    Tội ngộ sát là gì? Vô ý làm chết người phải chịu hình phạt như thế nào?

    Tội ngộ sát là gì? Vô ý làm chết người phải chịu hình phạt như thế nào? Phân tích cấu thành tội vô ý làm chết người. Phân biệt tội vô ý làm chết người và một số tội khác có cùng hậu quả.

    Quốc khánh là gì? Ý nghĩa của ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9?

    Quốc khán là gì? Ngày quốc khánh Việt Nam là ngày nào? Nguồn gốc của ngày Quốc khánh Việt Nam? Ý nghĩa của ngày Quốc khánh? Giới thiệu vài nét về Bản tuyên ngôn độc lập?

    Súng hoa cải là gì? Có được chế tạo, sử dụng súng hoa cải?

    Súng hoa cải là gì? Súng hoa cải tiếng Anh là gì? Súng hoa cải có phải vũ khí quân dụng không? Có được chế tạo, sử dụng súng hoa cải không?

    Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất

    Các trường hợp tạm dừng đóng BHXH? Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tiếng Anh là gì? Mẫu đơn? Hướng dẫn viết đơn? Hồ sơ xin tạm ngừng đóng BHXH?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá