Tâm lý học tư pháp là một trong những lĩnh vực nghiên cứu của ngành tâm lý học ứng dụng. Đây được coi là một trong những cầu nối quan trọng giữa khoa học pháp lý và khoa học tâm lý.
Mục lục bài viết
1. Tâm lý học tư pháp là gì?
Khái niệm hoạt động tư pháp
Hoạt động tư pháp là việc của các cơ quan chuyên chính được Nhà nước sử dụng như Công an, Viện kiểm sát,
Khái niệm tâm lý học tư pháp
Tâm lý học tư pháp là tâm lý học chuyên ngành về hoạt động tư pháp, nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các quy luật tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm, trong điều tra, truy tố xét xử và thi hành án, đồng thời soạn ra các phương pháp tâm lý để sử dụng trong hoạt động tư pháp.
Tâm lý học tư pháp là tâm lý học chuyên ngành được ứng dụng trong hoạt động tư pháp. Khi mới xuấ hiện, tâm lý học tư pháp chủ yếu nghiên cứu các quy luật tâm lý biểu hiện bên trong hoạt ư động xét xử đặc biệt là xét xử các vụ án hình sự.
Tâm lý học Tư pháp là một ngành tâm lý học ứng dụng nghiên cứu các quy luật và các đặc điểm tâm lý của con người biểu hiện trong các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
Tâm lý học Tư pháp nghiên cứu các quy luật và các đặc điểm tâm lý của con người trong hoạt động tư pháp nhằm hướng tới các mục đích sau:
– Cung cấp tri thức về những chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự & giáo dục, cải tạo người phạm tội.
– Góp phần xây dựng, áp dụng các biện pháp giáo dục, cảm hóa người phạm tội.
– Góp phần phòng ngừa tội phạm thông qua kiến nghị những biện pháp tác động tích cực đến tâm lý con người, khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực.
Tâm lý học tư pháp trong tiếng Anh là Judicial psychology.
2. Nhiệm vụ và ý nghĩa của tâm lý học tư pháp:
Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp
Nhiệm vụ chung
Kết quả nghiên cứu phải có tính ứng dụng nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự và thi hành án hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm:
- Nghiên cứu tâm lý chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự và cải tạo người phạm tội.
- Nghiên cứu đặc điểm các hoạt động của chủ thể trong quá trình giải quyếtvuụaán hình sự và cải tạo người phạm tội.
- Nghiên cứu các phương pháp tác động tâm lý nhằm hỗ trợ cho hoạt động chứng minh vụ án hình sự và thi hành án hình sự.
Nhiệm vụ cụ thể
Đó là những nghiên cứu tâm lý cụ thể cần được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án hình sự trong từng giai đoạn tố tụng và cải tạo người phạm tội:
- Điều tra
- Xét xử
- Bào chữa
- Cải tạo
Ý nghĩa của tâm lý học tư pháp
Từ khi tham gia vào quá trình hội nhập với kinh tế thế giới thì hoạt động nghề Luật ờ Việt Nam đã trờ thành một trong những yếu tố có tầm quan ưọng hàng đầu. Hoạt động này đã tạo ra môi trường pháp lý an toàn cho các hoạt động kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, tnrớc nhũng yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập, đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng của hoạt động nghề Luật. Để nâng cao chất lượng hoạt động nghề Luật thì nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu và hiểu biết về tâm lý của hoạt động này. Bởi lẽ, hoạt động nghề Luật gắn liền với sự phức tạp và đa dạng của tâm lý con người. Tâm lý là động lực nội tâm chi phối từ nhận thức, thái độ đến hành vi của các chủ thể trong hoạt động.
3. Các phương pháp tác động tâm lý áp dụng:
Khái niệm phương pháp tác động tâm lý
Phương pháp tác động tâm lý là cách thức sử dụng các phương tiện giao tiếp tác động đến người khác nhằm hình thành hoặc thay đổi tâm lý của họ, phù hợp với mục đích giải quyết vụ án và cải tạo người phạm tội, trong khuôn khổ pháp luật quy định. Phương tiện giao tiếp
- Ngôn ngữ
- Phi ngôn ngữ
Mục đích sử dụng phương pháp tác động tâm lý:
– Nhằm hình thành trạng thái tâm lý cần thiết hoặc làm thay đổi nhận thức của người được tác động
– Nhằm giáo dục, cảm hóa người phạm tội
– Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người, hạn chế vi phạm pháp luật dẫn đến làm tổn thương con người trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Phương tiện tác động
– Sử dụng ngôn ngữ
– Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
– Sử dụng hình ảnh (ảnh, camera…) để truyền thông tin, giáo dục, ám thị…
Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp tác động tâm lý
– Tìm hiểu rõ nhân thân và các đặc điểm tâm lý của đối tượng trước khi tác động
– Phải có kế hoạch tác động cụ thể với các mục đích cụ thể
– Tác động tâm lý nhằm đạt được mục đích tố tụng, nhưng đồng thời góp phần hình thành ở họ tâm lý tích cực.
– Tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo quyền con người của người chịu tác động.
Chủ thể sử dụng: Chủ thể sử dụng phương pháp thông thường là những người tiến hành tố tụng, người bào chữa, cán bộ quản giáo.
Đối tượng chịu tác động: Người tham gia tố tụng
Hệ thống phương pháp tác động tâm lý
Phương pháp truyền đạt thông tin
Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp mà người sử dụng nó cung cấp cho người tiếp nhận thông tin những thông tin cần thiết, làm cho người đó nhận thức được sự việc, đồng thời hình thành ở họ tâm lý tích cực phù hợp với mục đích của hoạt động giải quyết vụ án hình sự và cải tạo người phạm tội.
Các trường hợp cần áp dụng phương pháp này:
– Làm tăng hiểu biết, kiến thức cho ngườii tếp nhận thông tin để họ hình thành hoặc thay đổi tâm lý theo hướng hợp tác với cơ quan tư pháp hoặc tự giác cải tạo.
– Khi bị can, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác vì các lí do nhất định mà có thái độ quanh co, mai khai, giấu giếm sự thật và có ý thăm dò cán bộ điều tra, xét hỏi: v/d: truyền đạt thông tin cho bị can rằng: anh không cần phải giấu nữa, vì tôi đã thu thập được lời khai từ bạn bè, đồng chí của anh rồi…
– Cần thay đổi hướng tư duy của người bị tác động: đang nói về nội dung này, chuyến sang nội dung khác nữa. làm thế nào để họ cung cấp cho ta thông tin có thật. Thay đổi bằng cách truyền thông tin (v/d: đang nói về gia đình, thì chuyển sang chuyện công việc…)
– Nhằm khôi phục trí nhớ của người tiếp nhận thông tin (thường là bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng) hoặc có sự nhầm lẫn về các tình tiết cần phân biệt.
– Nhằm theo dõi người bị tình nghi: v/d: cung cấp một vài thông tin trên báo chí có ý đồ, để xem đối tượng bị tình nghi có thay đổi gì về hành vi hay không. v/d: sáng mai, đối tượng tình nghi có còn đi làm không, hay lại đặt vé máy bay đi nơi khác…
Chủ thể truyền đạt thông tin:là những người tiến hành tố tụng, cán bộ quản giáo, người bào chữa…
Phương pháp thuyết phục
Phương pháp thuyết phục là phương pháp sử dụng lý lẽ, kiến thức, tình cảm để thuyết phục người chịu tác động để thay đổi nhận thức, thái độ, xúc cảm sao cho đúng đắn hơn, tích cực hơn, phù hợp với mục đích của hoạt động giải quyết vụ án hình sự và cải tạo người phạm tội. Thuyết phục
- Thuyết phục logic
- Thuyết phục tình cảm
Nội dung thông tin thuyết phục
– Pháp luật, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan đến vấn đề cần thuyết phục
– Thông tin, chứng cứ về vụ án
– Tỉnh cảm, đạo đức, lòng tự trọng.
Các trường hợp có thể áp dụng phương pháp này:
– Khi người bị thuyết phục có những nhận thức hạn chế, sai lệch về vấn đề có liên quan vụ án (ví dụ, cho rằng mình không sai khi phạm tội, bị oan) hoặc khó cải tạo, giáo dục khi thi hành án.
– Người bị thuyết phục có thái độ thiếu thành khẩn, bất hợp tác khi khai báo, đổ lỗi cho người khác, nhận hết lỗi về phía mình…
Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy
Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp mà người tác động đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để khi tư duy trả lời, người được hỏi thấy được logic của sự việc đang đặt ra cho mình, từ đó phải thay đổi tâm lý và hợp tác tốt hơn với cán bộ tư pháp. Đây là phương pháp đặc trưng của tố tụng thẩm vấn. Hỏi để kiểm tra, xét hỏi. Bằng phương pháp hỏi để làm rõ sự thật khách quan.
Các trường hợp sử dụng phương pháp này
– Khi người cung cấp lời khai quên một số tình tiết của vụ án
– Khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường sai lệch của người được hỏi
– Khi đối tượng khai báo không đúng sự thật, thiếu thành khẩn.
Các loại câu hỏi thường được sử dụng
– Câu hỏi liên tưởng đến mô hình thật của sự việc: Nhìn thấy gì, ai, như thế nào…. Buộc đối tượng cung cấp những thông tin mà họ đã được chứng kiến. Có thể kiểm chứng thông tin cung cấp.
– Câu hỏi bất ngờ, khác với sự chuẩn bị trước của người được hỏi:
– Câu hỏi chi tiết, truy vào các nội dung chưa rõ ràng hoặc cho là có gian dối, làm cho người được hỏi lúng túng: không thể bằng lòng với những lời khai qua loa, đại khái của đối tượng được. phải đi đến cùng. v/d: vết thương trên tay của anh do đâu, bị can khai là do ngăn kéo bàn gây ra, nhưng khi thực nghiệm thì không phải => hỏi đến cùng làm cho bị can bối rối, khai sự thật.
– Câu hỏi ban đầu hướng đến câu trả lời làm tiền đề để hỏi câu hỏi sau quan trọng: v/d: mức sống ra sao. Những câu hỏi sau: với mức sống như thế, tiền đâu anh trả nợ…
Trong hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng, nhận thức đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản, cần thiết không thể thiếu trong hoạt động tư pháp. Nhận thức góp phần xây dựng, thúc đẩy nhanh việc hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của giai đoạn xét xử trong hoạt động tư pháp. Tìm hiểu về hoạt động nhận thức trong tâm lý học giúp chúng ta hiểu được cấu trúc, đặc điểm, vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn của hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng; từ đó giúp cho hoạt động xét xử đạt chất lượng, hiệu quả.