Tạm đình chỉ trong xử lý kỉ luật lao động. Quy định pháp luật lao động về tạm đình chỉ trong xử lý kỉ luật lao động.
Tạm đình chỉ trong xử lý kỉ
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động trong xử lý kỉ luật lao động được quy định cụ thể tại Điều 129, “Bộ luật lao động 2019”:
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Theo đó, khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động hoặc có quan hệ đến vụ việc vi phạm tiêu cực có những tình tiết phức tạp, gây trở ngại cho việc xác minh làm rõ sự kiện thì người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động.
Trước khi quyết định đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Thời gian tạm đình chỉ công việc đối với người lao động là 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày.
Trước khi bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng trước 50% tiền lương.
Theo quy định tại Điều 132, “Bộ luật lao động 2019” thì Người bị tạm đình chỉ công việc nếu xét thấy không thỏa đáng hoặc không đúng pháp luật thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định. Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 33, Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến người lao động trong phạm vi doanh nghiệp biết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận khác với nội dung quyết định tạm đình chỉ công việc.
Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định tạm đình chỉ công việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng trước đó. Nếu có thiệt hại về vật chất thì người lao động phải chịu trách nhiệm vật chất, bồi thường thiệt hại theo Điều 130, “Bộ luật lao động 2019” và Khoản 6, Điều 26, Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Quyết định tạm đình chỉ công việc đối với người lao động nên được ban hành dưới hình thức bằng văn bản để làm căn cứ giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phát sinh tranh chấp