Tạm đình chỉ thi hành án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là gì? Tạm đình chỉ thi hành tên tiếng Anh là gì? Quy định về tạm đình chỉ thi hành án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm?
Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của
1. Tạm đình chỉ thi hành án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là gì?
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Tạm đình chỉ thi hành án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là việc thi hành án là việc cơ quan thi hành án quyết định tạm ngừng thi hành bản án, quyết định của Toà khi bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
– Tạm đình chỉ thi hành án là việc Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải
Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Tòa án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.
Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây:
+ Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền;
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị;
+ Quyết định của Tòa án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
2. Tạm đình chỉ thi hành tên tiếng Anh là gì?
Tạm đình chỉ thi hành án tên tiếng Anh là: ” Suspension of judgment enforcement”.
3. Quy định về tạm đình chỉ thi hành án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
– Cơ sở pháp lý:
Theo đó, những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm:
– Thứ nhất, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán
– Thứ hai, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
– Thứ ba, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, theo đó viện trưởng viện kiểm sát nhân tối cao, viện kiểm sát quân sự trung ương, viện kiểm sát nhân dân cấp cao là những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái phẩm tuỳ theo quy định của pháp luật.
* Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 377
– Người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
– Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Theo đó, thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định của Tòa án là người đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực., và quyết định tạm đình thi hành án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền để cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm cơ quan thi hành án có thẩm quyền để các cơ quan tiếp nhận về việc tạm đình chi thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm
* Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 398 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:
– Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
– Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
– Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
– Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án
– Theo đó, theo quy định của pháp luật thì việc thi hành án có thể bị tạm đình chỉ thi hành theo quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm ngay sau khi đã bị hoãn thi hành án theo yêu cầu của người này hoặc trong trường hợp bị tạm đình chỉ theo quyết định của người có thẩm quyền tái thẩm khi việc thi hành án đang tổ chức thi hành theo quy định và thẩm quyền , và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Pháp luật quy định, trong trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị.
– Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án theo quy định của pháp luật. Còn trong trường hợp tạm đình chỉ thi hành án theo quyết định của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì đây được quy định là lần ngừng thi hành án thứ nhất.
– Theo quy định của pháp luật thì cơ quan thi hành án lại tiếp tục phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị kể ra trường hợp trước đó cơ quan thi hành án đã nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, và cơ quan thi hành án đã có thông báo về kết quả về việc thi hành án cho người yêu cầu hoãn thi hành án và việc thi hành án vẫn đang bị tạm ngưng giải quyết mà nay khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án. Điều đó cho thấy, kết quả của việc thi hành án đã thực hiện được có sự ảnh hưởng không nhỏ đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong quá trình xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Việc thi hành án sẽ được tiếp tục tổ chức thi hành án khi nhận được một trong các quyết định như: quyết định bị kháng nghị, quyết định tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định giám đốc thẩm và quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền. Đối với các trường hợp như vậy thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các quyết định trên. Trong một số trường hợp thì việc thi hành án sẽ bị tạm đình chỉ khi bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định của pháp luật.