Trong một số trường hợp, tạm đình chỉ công việc là quyền của người sử dụng lao động khi xét thấy cần thiết. Vậy tạm đình chỉ công việc có phải là hình thức xử lý kỷ luật lao động hai không?
Mục lục bài viết
1. Tạm đình chỉ công việc có phải hình thức kỷ luật lao động ?
Hiện nay,
Theo đó thì có thể nói, có thể đưa ra khái niệm tạm thời về vấn đề tạm đình chỉ công việc của người lao động, tạm đình chỉ công việc là hoạt động của người sử dụng lao động buộc người lao động cần phải tạm ngưng công việc tạm thôi, đừng có sử dụng lao động thực hiện hoạt động điều tra và xác minh vụ việc vi phạm của người lao động khi nhận thấy vụ việc đó có những tình tiết phức tạp.
Các hình thức xử lý kỷ luật lao động hiện nay đang được quy định tại Điều 124 của
– Khiển trách;
– Kéo dài thời gian nâng lương tuy nhiên không quá 06 tháng;
– Cách chức;
– Sa thải.
Theo đó thì có thể nói, tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức xử lý kỷ luật lao động. Trên thực tế, pháp luật hiện nay chỉ quy định 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động theo như phân tích nêu trên, trong đó không bao gồm hình thức tạm đình chỉ công việc. Vì vậy, tạm đình chỉ công việc là một chế định riêng đang được quy định tại Điều 128 của Bộ luật lao động năm 2019.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về việc tạm đình chỉ công việc. Cụ thể như sau:
– Thời hạn tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật sẽ không được vượt quá 15 ngày, trong trường hợp đặc biệt sẽ không được kéo dài quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động sẽ được quyền tặng ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc trên thực tế. Khi hết thời gian tạm đình chỉ công việc, người lao động sẽ có quyền trở lại làm việc, người sử dụng lao động cần phải nhận người lao động đó trở lại làm việc;
– Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không cần phải trả lại số tiền lương mà người sử dụng lao động đã tạo ứng;
– Trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động, thì người lao động đó sẽ được người sử dụng lao động trả đầy đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Theo như điều luật phân tích nêu trên, thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động sẽ không được vượt quá 15 ngàyphải đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ không được vượt quá 90 ngày.
3. Công ty không cho người lao động tạm ứng tiền lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì có bị xử phạt không?
Căn cứ theo Điều 17 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi người sử dụng lao động chậm trả lương cho người lao động. Theo đó, phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi họ thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật lao động đối với người lao động;
– Người sử dụng lao động không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ cho người lao động theo thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong
– Người sử dụng lao động không trả đủ tiền lương làm thêm giờ hoặc không trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động khi họ làm thêm giờ;
– Không trả hoặc trả không đầy đủ tiền lương khi người lao động làm việc vào ban đêm;
– Người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đầy đủ tiền lương ngưng việc đối với người lao động theo quy định của pháp luật;
– Có hành vi hạn chế hoặc can thiệp vào quá trình chi tiêu lương của người lao động trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi ép buộc người lao động chi tiêu lương vào hoạt động mua bán hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ theo yêu cầu và nguyện vọng của người sử dụng lao động, hoặc của các đơn vị khác mà người sử dụng lao động yêu cầu;
– Tiến hành hoạt động khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định của pháp luật, không trả hoặc trả không đầy đủ tiền lương theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động tạm thời điều chuyển người lao động đó sang làm tại một vị trí công việc khác so với
– Không trả hoặc trả không đầy đủ tiền lương cho người lao động trong những ngày người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động đó thôi việc hoặc bị mất việc làm;
– Không tạm ứng hoặc tạm ứng không đầy đủ tiền lương cho người lao động trong khoảng thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật;
– Không trả đầy đủ tiền lương cho người lao động trong khoảng thời gian người lao động đó bị tạm đình chỉ công việc khi người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động.
Mức xử phạt sẽ được áp dụng như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 01 người đến 10 người lao động;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 11 người đến 50 người lao động;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 51 người đến 100 người lao động;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 101 người đến 300 người lao động;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 301 người lao động trở lên.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động tạm ứng tiền lương trong thời gian người lao động đó bị tạm đình chỉ công việc, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, số tiền xử phạt vi phạm hành chính sẽ tùy thuộc vào số lượng người lao động mà công ty đó không trả tiền tạm ứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
–
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.