Trong đó các giao dịch dân sự các bên thường nhắc đến tài sản bảo đảm- đây là một loại tài sản được ra đời với mục đích là bảo đảm cho các bên. Vậy tài sản bảo đảm được hiểu thế nào? Tài sản bảo đảm được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tài sản bảo đảm là gì?
– Tại Điều 295
” Điều 295. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”
– Tài sản được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
– Tài sản bảo đảm là một loại tài sản nhưng phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, bên bảo đảm dùng tài sản bảo đảm đó để bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Cũng như tài sản thì tải sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai và giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng, hoặc nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm.
– Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ- CP quy định về tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như sau:
” Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”
Như vậy, tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản có được hình thành trong tương lại, trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật; các tài sản bán trong
Tài sản bảo đảm tên tiếng Anh là:” Colllateral”
2. Các quy định về tài sản đảm bảo:
2.1. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ:
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải
3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.”
Do đó, có thể hiểu một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch đảm bảo lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Khi tiến hành bảo đảm thì phải lập thành văn bản.
2.2. Mô tả tài sản bảo đảm:
– Theo Điều 9
1. Việc mô tả tài sản bảo đảm do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận, phù hợp với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, các Điều 12, 13, 18 và 19 Nghị định này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản.”
– Tài sản bảo đảm do các bên tự thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật, trong trường hợp tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận; trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản.
2.3. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:
– Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 299, theo đó các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
+ Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
+ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
+ Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”
2.4. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm:
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 300 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
” Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.”
Như vậy, tài sản bảo đảm được xử lý thì trước đó bên nhận tài sản bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận tài sản bảo đảm khác.
Trong trường hợp bên nhận bảo đảm không thông về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, cùng các bên cùng nhận bảo đảm khác.
2.5. Định giá tài sản bảo đảm:
Định giá tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 306 Bộ luật dân sự 2015:
” Điều 306. Định giá tài sản bảo đảm
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.”
Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường và được thực hiện thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm, trong trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Trong qúa trình định giá tài sản mà tổ chức định giá tài sản có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo thì phải bồi thường thiệt hại cho các bên.
3. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm:
– Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
– Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
+ Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
– Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.”
Tóm lại, tài sản bảo đảm , tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ là một loại tài sản được sử dụng với mục đích là bảo đảm của bên bảo đảm đối với bên nhận đảm bảo và tài sản bảo đảm đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản bảo đảm được pháp luật quy định như: mô tả tài sản bảo đảm; định giá tài sản bảo đảm; thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; các trường hợp về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015
– Nghị định 21/2021/NĐ- CP hướng dẫn Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ