Mối quan hệ trong thừa kế kế vị? Điều kiện hưởng thừa kế thế vị? Sự phát triển và hoàn thiện của thừa kế thế vị qua các thời kì?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Mối quan hệ trong thừa kế kế vị:
Thừa kế thế vị được xét trên tổng thể về quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con cháu của người đó. Trong đó, ta có thể hiểu cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Quan hệ huyết thống: Thừa kế thế vị được xét trên mối quan hệ huyết thống giữa người để lại di sản và người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cụ thể ở đây là mối quan hệ giữa cha con và mẹ con. Quan hệ cha con hay mẹ con là mối quan hệ nhân thân không thể tách rời quan hệ nuôi dưỡng nhau theo quy định của pháp luật. Quyền thế vị của người cháu, người chắt của người để lại di sản sẽ dựa trên quan hệ huyết thống với người để lại di sản và quyền được thừa kế di sản của ông, bà khi cha, mẹ của người cháu còn sống thì được hưởng.
– Thứ hai: Quan hệ nuôi dưỡng: Đây là mối quan hệ giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi không có mối quan hệ huyết thống mà chỉ có quan hệ nuôi dưỡng nhau. Trong trường hợp con nuôi chết trước cha, mẹ nuôi thì con của con nuôi sẽ được nhận thừa kế thế vị như các cháu có quan hệ huyết thống với cha mẹ nuôi. Cách thức này cũng được áp dụng cho các cháu là con đẻ của người con riêng của vợ, của chồng. Trong trường hợp con riêng và cha dượng, mẹ kế đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương nhau như cha con, mẹ con.
2. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, thừa kế thế vị được hiểu là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ để nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này. Đối với phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của họ đáng lẽ được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật.
Thông qua định nghĩa nêu trên, ta có thể nêu ra các điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị bao gồm các điều kiện cụ thể như sau:
– Điều kiện đầu tiên: con của người để lại di sản đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được thừa kế thế vị. Đối với trường hợp cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được thừa kế thế vị.
– Điều kiện thứ hai: những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau hay có thể hiểu đơn giản chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.
– Điều kiện thứ ba: giữa các chủ thể phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).
– Điều kiện thứ tư: người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
– Điều kiện thứ năm: khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).
– Điều kiện cuối cùng: bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 644
3. Sự phát triển và hoàn thiện của thừa kế thế vị qua các thời kì:
Về thừa kế thế vị, trước năm 1945 ở nước ta theo quy định của Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ thì quyền thừa kế di sản trước hết thuộc về các con của người để lại di sản; nếu con không còn và có cháu thì cháu được thế vị nhận di sản của ông, bà.
Sau năm 1945, dưới chế độ dân chủ cộng hòa, thừa kế thế vị được quy định trong các Bộ dân luật dưới thời thực dân, phong kiến trước đó vẫn được chọn lọc áp dụng.
Thừa kế thế vị vẫn được đảm bảo thực hiện ở nước ta theo các Thông tư số 1742/ BTP, Thông tư số 594/TANDTC, Thông tư số 81/TANDTC,
Như vậy, thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp người thừa kế là cháu, chắt của người để lại di sản và không mở rộng đối với nhưng người thừa kế khác như pháp luật của một số nước đã quy định. Có thể thấy, thừa kế thế vị bao giờ cũng là quá trình dịch chuyển tài sản theo “dòng chảy xuôi” và là sự tiếp nối giữa các thế hệ trong việc thừa hưởng di sản của đời trước để lại nên thường cũng có sự đan xen các mối quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng giữa các đời với nhau. Trong khi đó việc xác định mối quan hệ theo huyết thống và theo nuôi dưỡng của các văn bản pháp luật ở mỗi thời kì luôn khác nhau nên vấn đề thừa kế thế vị cũng luôn khác nhau ở mỗi thời kì.
Ngoài ra, vấn đề thừa kế thế vị được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 (Điều 677) chỉ khác với quy định Bộ luật dân sự 1995 (Điều 680) ở việc bổ sung thêm trường hợp “chết cùng một thời điểm”, đó là trường hợp cháu hoặc chắt có được thừa kế thế vị hay không trong trường hợp cha, mẹ của cháu hoặc của chắt chết cùng vào thời điểm với ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, cụ ngoại. Điểm mới của thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005 đã giải quyết thỏa đáng quyền thừa kế thế vị của các cháu nội, ngoại hoặc các chắt nội, ngoại trong trường hợp cha, mẹ của cháu hoặc chắt chết cùng một thời điểm với ông, bà nôi, ngoại hoặc các cụ nội, cụ ngoại. Quy định này mới này đã chấm dứt được rất nhiều những tranh cãi và những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có thể nói, quy định về thừa kế thế vị tại Điều 677 Bộ luật dân sự 2005 không những phù hợp về mặt thực tiễn áp dụng mà còn phù hợp với bản chất của thừa kế thế vị.
Đến nay, trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định về thừa kế kế vị của
Theo Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nội dung sau đây: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Theo nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nhưng pháp luật thừa kế nước ta quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì quyền thừa kế thế vị của cháu vẫn được đảm bảo và nếu cháu cũng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cũng tương tự, quyền thừa kế thế vị của chắt cũng sẽ không bị xâm phạm. Quy định mới này có sự khác biệt so với quy định về thừa kế thế vị tại Điều 680