Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể? Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể? Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu? Những lưu ý khi góp vốn vào hộ kinh doanh cá thể?
Mỗi một loại hình kinh doanh đều cần phải đáp ứng các điều kiện về số vốn tối thiểu để đăng ký kinh doanh. Vậy, số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi loại hình hộ kinh doanh khá được ưa chuộng hiện nay bởi tính đơn giản, hiệu quả dễ tiếp cận.
Cơ sở pháp lý: Nghị định 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1.Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể:
Thứ nhất, hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thành lập nên.
Thứ hai, hộ kinh doanh cá thể có quy mô kinh doanh nhỏ, hoạt động duy nhất tại một địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể sử dụng không quá 10 lao động.
Thứ ba, hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm vô nhiệm trong hoạt động kinh. Nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản cá nhân của chủ hộ kinh doanh để trả nợ..
Thứ tư, hộ kinh doanh cá thể có quyền tiến hành các ngành nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo rằng họ hài lòng trong suốt quá trình kinh doanh.
Thứ năm, Hộ kinh doanh cá thể cũng không có con dấu,không có tư cách pháp nhân
2. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Khi tiến hành
Thứ nhất, chủ hộ kinh doanh cá thể hay chính là người thành lập hộ kinh doanh cá thể phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình.
Thứ hai, khi kinh doanh hộ kinh doanh phải đảm bảo kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn, tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu để tạo dựng cơ sở vật chất cho hộ kinh doanh hoạt động.
Thứ tư, Hộ kinh doanh phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện về tên riêng của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cụ thể Tên hộ kinh doanh phải bao gồm 2 yếu tố: loại hình hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh.
3. Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu?
Căn cư theo quy định tại khoản 1, điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ- CP về vấn đề hộ kinh doanh như sau:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Theo quy định này, có thể hiểu rằng hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình hay nói cách khác vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, Theo Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, quy định
Thứ nhất, vốn điều lệ phải không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh có quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng như nhau dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều
Thứ hai, vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh, quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.
Thứ ba, Nếu hộ kinh doanh cá thể chấm dứt hoạt động, sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn thì chủ hộ kinh doanh cá thể phải tự dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.
Tóm lại, từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy cho đến thời điểm hiện tại pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Tuỳ thuộc vào khả năng và quyết định của chủ hộ kinh doanh chủ hộ có quyền được đăng ký số vốn điều lệ sao cho phù hợp. Tuy nhiên, các chủ hộ kinh doanh cá thể cũng cần lưu ý việc đăng ký vốn điều lệ sao cho ở mức vừa phải so với khả năng tài chính của chủ hộ kinh doanh, tránh trường hợp vỡ nợ, phải thanh toán nợ bằng cả tài sản của gia đình.
Rất nhiều hộ kinh doanh băn khoăn rằng khi thành lập hộ kinh doanh nhưng với quy mô nhỏ, doanh thu cũng ở mức thấp và trung bình nhưng muốn đăng ký số vốn điều lệ lớn thì có nên hay không?
Việc kinh doanh nhỏ nhưng lại đăng ký số vốn lớn thực chất không vi phạm quy định của pháp luật. Đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy vào nhu cầu của chủ hộ kinh doanh. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, hộ kinh doanh nên đăng ký mức vốn theo nhu cầu và khả năng của mình. Việc đăng ký vốn điều lệ lớn không có ý nghĩa quá nhiều đối với hộ kinh doanh. Bởi các lý do sau: Việc tính thuế của hộ kinh doanh sẽ dựa trên doanh thu hàng năm chứ không phải căn cứ vào số vốn điều lệ. Việc đăng ký số vốn quá lớn có thể dẫn đến một số hệ quả xấu cho hộ kinh doanh như giả sử trường hợp có cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra nhưng hộ kinh doanh không góp đủ số vốn thực tế như thì có thể bị xử phạt hành chính….
Tóm lại, hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ, doanh thu không cao thì không nên đăng ký số vốn điều lệ quá lớn. Vốn điều lệ tuy chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cần đăng ký số vốn hợp lý với quy mô kinh doanh và khả năng tài chính của chủ hộ kinh doanh để đảm bảo cho việc kinh doanh.
4.Những lưu ý khi góp vốn vào hộ kinh doanh cá thể:
Khi quyết định góp vốn vào hộ kinh doanh cá thể để kinh doanh thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về hủ tục góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh
Theo khoản 1, Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thì các đối tượng được thành lập hộ kinh doanh bao gồm: Cá nhân và Gia đình. Nói một cách dễ hiểu rằng trong trường hợp hai hoặc nhiều người đóng góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh thì phải là thành viên của cùng một hộ gia đình.
Tuy nhiên, chiếu theo quy định tại khoản 2, Điều 87 của Nghị định số. 01/2021 /NĐ-CP, thì trong đơn đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập lại không yêu cầu tài liệu để chứng minh rằng các thành viên có mối quan hệ gia đình.Vì vậy nhiều cá nhân không ở trong cùng một gia đình cũng có thể góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh dưới hình thức một hộ gia đình.
Thứ hai, về vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP: “Trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký làm doanh nghiệp gia đình, một thành viên được ủy quyền làm đại diện doanh nghiệp. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ gia đình là chủ hộ kinh doanh.”
Theo quy định trên, có thể hiểu khi có nhiều người đóng góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh thì vẫn chỉ có một người là chủ sở hữu của hộ kinh doanh mà thôi. Chủ sở hữu của hộ kinh doanh này được liệt kê trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp.Về mặt pháp lý, người này là đại diện hợp pháp của hộ kinh doanh trong quan hệ pháp lý, những người còn lại vẫn có thể quản lý và kiểm soát việc kinh doanh với nhau, tiến hành các hoạt động kinh doanh hộ gia đình theo thỏa thuận .
Thứ ba, về vấn đề chia sẻ lợi nhuận khi góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh cá thể:
Theo quy định của pháp luật hộ kinh doanh cá thể không phải là một tổ chức kinh tế như một doanh nghiệp và không công nhận tỷ lệ góp vốn, quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên tương ứng với tỷ lệ góp vốn đó.
Việc góp vốn và chia sẻ lợi nhuận hoàn toàn được các thành viên đồng ý và những thỏa thuận về vốn góp nên được thể hiện dưới dạng văn bản để tránh tranh chấp.
Các thành viên góp vốn nên lập một tài liệu cho thấy mức độ góp vốn của các cá nhân và cách chia lợi nhuận thật chi tiết, rõ ràng và minh bạch theo quy định của pháp luật, có thể là chi theo tỷ lệ góp vốn hoặc là chia đều.
Ngoài ra, khi góp vốn vào hộ kinh doanh cá thể các cá nhân cần phải đồng ý rõ ràng trong tài liệu rằng nghĩa vụ phải chịu là từ khi các thành viên đóng góp vốn hoặc từ khi hộ kinh doanh được thành lập để tránh tương lai xảy ra những tranh chấp, có thể thỏa thuận tương tự như các quy định về góp vốn của các công ty cổ phần.
Như vậy, từ những lập luận và phân tích nêu trên có thể thấy, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể nào về vấn đề số vốn tối thiểu phải có để thành lập hộ kinh doanh cá thể. CáC cá nhân, hộ gia đình căn cứ vào nhu cầu kinh doanh của mình có thể đăng ký số vốn phù hợp để kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.