Sổ mục kê và sổ địa chính là hai loại giấy tờ quen thuộc trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu trình bày về câu hỏi: So sánh, phân biệt giữa sổ địa chính và sổ mục kê đất đai?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về sổ địa chính và sổ mục kê đất đai:
Sổ địa chính và sổ mục kê là một phần của hồ sơ địa chính.
– Sổ địa chính gồm sổ địa chính ở nông thôn và sổ địa chính ở thành thị. Cùng với bản đồ địa chính thì sổ địa chính là tài liệu chứng cứ thông tin mang tính pháp lý của đất đai. Nội dung của sổ địa chính bao gồm những dữ liệu cơ bản sau:
+ Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
+ Dữ liệu về người sử dụng, người được nhà nước giao quản lí đất;
+ Dữ liệu về quyền sử dụng đất và quyền quản lí đất cùng tài sản gắn liền với đất, gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
+ Dữ liệu về tình trạng pháp lí về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và quyền quản lí đất;
+ Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng dất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Sổ mục kê là khái niệm thường dùng cho khu vực nông thôn và được dùng để thống kê kiểm kê đất đai tiện lợi vì hệ thống công nghệ thông tin tại nhiều địa phương chưa được tốt. Nội dung của sổ mục kê bao gồm những nội dung sau:
+ Sổ hiệu tờ bản đồ;
+ Số hiệu của thửa đất;
+ Diện tích;
+ Loại đất;
+ ên người sử dụng đất và người được giao quản lí đất để phục vụ cho yêu cầu quản lí đất đai.
Sổ địa chính và sổ mục kê được đánh giá là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý trực tiếp điểm chính. Đây là hồ sơ thường trực và hồ sơ này thường được sử dụng một cách thường xuyên. Bên cạnh các tài liệu được sử dụng thường xuyên thì có tài liệu chỉ được sử dụng khi cần thiết có thể sử dụng như tài liệu gốc lưu trữ. Các tài liệu này dù xác nhận thông tin đảm bảo hệ thống hồ sơ mang tính pháp lý và dùng để thẩm tra kiểm tra. Nhìn chung thì các tài liệu này hình thành trong quá trình đo đạc và lập bản đồ địa chính gồm toàn bộ thành quả sau nộp theo luận chứng kinh tế kĩ thuật đã được duyệt của mỗi công trình đo vẽ và lập bản đồ địa chính cùng các thông tin tư liệu hình thành trong quá trình đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai.
2. So sánh, phân biệt giữa sổ địa chính và sổ mục kê đất đai:
2.1. Giống nhau:
Hai loại tài liệu này có một số điểm giống nhau nhất định trong việc cung cấp thông tin về đất đai và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất. Dưới đây là những điểm giống nhau của hai loại sổ này:
Thứ nhất, về mục đích, cả hai loại sổ này đều được sử dụng để ghi lại thông tin về đất đai cũng như các đối tượng chiếm đất mà không tạo thành thửa đất. Cả hai sổ này đều có mục tiêu phục vụ cho quá trình quản lý đất đai được dễ dàng thuận lợi và cung cấp thông tin cho việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sở hữu và các nhiệm vụ khác liên quan.
Thứ hai, về vấn đề thông tin, thì cả hai sổ này đều cung cấp thông tin chi tiết về các thuộc tính của thửa đất cũng như các đối tượng chiếm đất mà không tạo thành thửa đất. Điều này bao gồm các thông tin về số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất và tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất.
Thứ ba, về vấn đề phục vụ quản lý đất đai, thì cả hai sổ này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hai cuốn sổ cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý đất đai trong việc xác định quyền sở hữu đất, đăng ký đất đai, cấp phép sử dụng đất và thực hiện các biện pháp quản lý đất đai khác.
Thứ tư, về vấn đề liên kết với bản đồ địa chính thì cả hai cuốn sổ này đều liên kết với bản đồ địa chính. Thông qua số hiệu tờ bản đồ và số hiệu thửa đất, thông tin trong sổ địa chính và sổ mục kê đất đai có thể được tra cứu và xác minh trên bản đồ địa chính, giúp đảm bảo tính chính xác và nhất quán của thông tin.
Như vậy, cả sổ địa chính và sổ mục kê đất đai đều được xác định là các tài liệu quan trọng trong hồ sơ địa chính và trong việc quản lý đất đai cũng như cung cấp thông tin chi tiết về đất đai.
2.2. Khác nhau:
Tiêu chí | Sổ địa chính | Sổ mục kê |
Cơ sở pháp lý | Sổ địa chính được quy định và điều chỉnh bởi Luật Đất đai năm 2013, | Sổ mục kê được quy định bởi Luật Đất đai 2013, |
Mục đích sử dụng | Sổ địa chính được coi là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ địa chính, được lập ra để ghi nhận lại kết quả đăng kí và xác định lại tình trạng pháp lí cũng như giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất và người được nhà nước giao đất để quản lí theo đúng quy định của pháp | Sổ mục kê được coi là tài liệu quan trọng nhưng so với sổ địa chính, thì nó ghi tiết hơn, sổ mục kê ghi lại toàn bộ các thông tin cụ thể về các thửa đất hoặc các đối tượng chiếm đất mà không tạo thành thửa đất, bao gồm những thông tin về số thứ tự tờ bản đồ địa chính, số thứ tự thửa đất, mã đối tượng sử dụng, diện tích đất, tình trang pháp lí của quyền sử dụng đất… |
Phạm vi sử dụng | Sổ địa chính được coi là một công cụ quan trọng trong việc quản lí đất đai, được áp dụng cho tất cả các loại đất bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất công cộng và các loại đất khác. Sổ địa chính được lập để ghi nhận và lưu trữ thông tin về các thửa đất và tài sản trên đó. Các thông tin quan trọng được ghi vào sổ địa chính bao gồm diện tích, vị trí, mục đích sử dụng, chủ sở hữu, quyền sử dụng đất và các thông tin liên quan khác. Sổ địa chính có tính pháp lý cao, sổ này được công nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sổ này không chỉ là một công cụ hỗ trợ trong quản lý đất đai mà còn đảm bảo quyền lợi của các chủ sở hữu đất và các bên liên quan khác. | Sổ mục kê đất đai tập trung vào việc ghi nhận thông tin chi tiết về từng thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất. Các thông tin này giúp quản lý và sử dụng đất một cách cụ thể và đồng nhất. |
Nội dung | Sổ địa chính ghi nhận các thông tin cơ bản như số hiệu, địa chỉ, diện tích, người sử dụng đất, quyền sử dụng đất, tình trạng pháp lý và tài sản gắn liền với đất. | Sổ mục kê đất đai cung cấp các thông tin chi tiết hơn về số thứ tự tờ bản đồ địa chính, số thứ tự thửa đất, tên người sử dụng, quản lý đất, mã đối tượng sử dụng, quản lý đất, diện tích, loại đất và thông tin về tình trạng pháp lý của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. |
Quản lý và sử dụng | Sổ này được quản lý và sử dụng để xác định tình trạng pháp lý của đất cũng như giám sát việc sử dụng đất và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và người được Nhà nước giao quản lý đất. | Sổ mục kê đất đai hỗ trợ trong việc quản lý đất đai một cách chi tiết và đồng nhất. Thông tin ghi trên sổ mục kê đất đai được sử dụng để xác định vị trí, diện tích, loại đất và tình trạng pháp lý của từng thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất. |
3. Một số cách tra cứu thông tin trên sổ địa chính và sổ mục kê đất đai:
Bước 1: Xác định nơi lưu trữ sổ địa chính và sổ mục kê đất đai. Sổ địa chính và sổ mục kê đất đai thường được lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai của địa phương, chẳng hạn như cục địa chính, phòng đăng ký đất đai, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc sở tài nguyên và môi trường.
Bước 2: Chuẩn bị các thông tin cần thiết như số tờ, số thửa đất, tên chủ sở hữu, địa chỉ, số hiệu công trình và bất kỳ thông tin khác mà chủ thể muốn tra cứu.
Bước 3: Đến cơ quan quản lý đất đai nơi lưu trữ hai sổ trên để được cung cấp thông tin cần thiết về thửa đất hoặc chủ sở hữu mà bạn muốn tra cứu.
Bước 4: Yêu cầu tra cứu. Yêu cầu được cung cấp thông tin từ sổ địa chính và sổ mục kê đất đai dựa trên các thông tin chủ thể đã chuẩn bị từ bước đầu tiên. Người có chức năng nhiệm vụ sẽ tiến hành tra cứu và cung cấp cho bạn thông tin tương ứng, bao gồm thông tin về địa chỉ, diện tích, chủ sở hữu, quyền sử dụng đất và các thông tin khác liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Đất đai năm 2013;
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.