Với nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập và hoạt động theo một hệ thống tổ chức chặt chẽ. Vậy Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức như thế nào? Sơ đồ hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay được thể hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
- 2 2. Sơ đồ hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam mới nhất:
- 3 3. Cơ quan nào đứng đầu và quản lý Quân đội nhân dân Việt Nam?
- 4 4. Các cơ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam:
- 5 5. Các cơ quan, đơn vị chuyên biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam:
1. Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Quân đội nhân dân Việt Nam hay còn được gọi tắt là “Quân đội Việt Nam”, là lực lượng quan trọng và là nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944, xuất phát từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và vì nhân dân mà phục vụ. Theo đó, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng nêu rõ tinh thần cũng như sứ mệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và vì hạnh phúc của nhân dân.
Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động theo khẩu hiệu: Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đâu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Khó khăn nào cũng hoàn thành, nhiệm vụ nào cũng vượt qua và kẻ thù nào cũng đánh thắng. Khẩu hiệu này xuất phát từ bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Sơ đồ hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam mới nhất:
Dưới đây là Sơ đồ hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay mà Luật Dương Gia xin gửi đến quý bạn đọc để tham khảo:
Nhìn vào sơ đồ phía trên, có thể thấy hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới sự chỉ đạo và giám sát của Nhà nước Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam. Theo sơ đồ có thể thấy Quân đội nhân dân Việt Nam là tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng- cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Theo đó, hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay bao gồm các cơ quan, đơn vị sau:
– Bộ Quốc phòng;
– Các cơ quan Bộ Quốc phòng;
– Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
– Các bộ, ban chỉ huy quân sự.
3. Cơ quan nào đứng đầu và quản lý Quân đội nhân dân Việt Nam?
Theo sơ đồ hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam thì Bộ Quốc phòng là cơ quan đứng đầu và quản lý Quân đội nhân dân Việt Nam. Vậy Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
3.1. Bộ Quốc phòng là gì?
Bộ Quốc phòng là cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu và quản lý. Bộ Quốc phòng là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về việc xây dựng nền quốc phòng của đất nước và đồng thời cũng là cơ quan có nhiệm vụ chỉ đạo và chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ.
3.2. Chức năng của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Bộ Quốc phòng được quy định thực hiện các chức năng sau:
– Thực hiện chức năng tham mưu cho Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quốc phòng và quân sự để bảo vệ Tổ quốc;
– Thực hiện chức năng quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước;
– Thực hiện chức năng xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội Việt Nam và Dân quân tự vệ.
3.3. Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Quốc phòng:
Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 35 Luật Quốc phòng năm 2018 như sau:
– Bộ Quốc phòng là cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật về việc điều chỉnh quốc phòng trong cả nước. Là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp với Chính phủ Việt Nam về quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng;
– Có trách nhiệm chủ trì và phối hợp cùng với các bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc quản lý của Chính phủ xây dựng kế hoạch quản lý Nhà nước về quốc phòng để trình Chính phủ quyết định;
– Là cơ quan có trách nhiệm chỉ huy lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự về trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
– Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra, tổng kết việc thực hiện công tác quốc phòng tại các cơ quan Nhà nước và các địa phương theo quy định của pháp luật về Quốc phòng Việt Nam.
4. Các cơ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam:
Các cơ quan quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý bao gồm: Bộ tổng tham mưu và Tổng cục chính trị. Theo đó, các cơ quan này được phân chia thành các cơ quan, đơn vị cơ sở để thuận tiện cho việc quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên trách. Cụ thể các cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:
4.1. Bộ tổng tham mưu:
Bộ Tổng tham mưu của Bộ Quốc phòng Việt Nam bao gồm Tổng cục hậu cần và Tổng cục kỹ thuật:
– Tổng cục Hậu cần được biết đến là cơ quan đầu ngành về mảng hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam và có chức năng tham mưu, chỉ đạo và tổ chức về vật chất trong quân đội, đảm bảo quân y, vận tải,… mọi điều kiện để đảm bảo cho đời sống sinh hoạt trong quân đội;
– Tổng cục kỹ thuật được biết đến là cơ quan đứng đầu về kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam và thực hiện chức năng tham mưu và bảo đảm về mặt kỹ thuật phục vụ cho các quân khu, quân đoàn, quân chủng và binh chủng trong hệ thống Quân đội.
4.2. Tổng cục chính trị:
Tổng cục chính trị của Bộ Quốc phòng Việt Nam bao gồm Tổng cục công nghiệp quốc phòng và Tổng cục tình báo quốc phòng:
– Tổng cụ công nghiệp Quốc phòng là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc sản xuất vũ khí và quân trang cho Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Tổng cụ công nghiệp có các nhà máy chuyên trách để sản xuất vũ khí, các trường dạy nghề,…;
– Tổng cụ tình báo quốc phòng được biết đến là cơ quan tình báo chuyên trách chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam; là cơ quan tình báo chuyên trách quân sự của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng.
5. Các cơ quan, đơn vị chuyên biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam:
Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có tất cả 07 cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ chuyên trách, cụ thể là:
– Các quân khu. Hiện nay trong hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam có tất cả 07 quân khu trải dài khắp đất nước và được đặt tên quân khu theo thứ tự: Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu 7 và Quân khu 9. Trong một quân khu bao gồm các Lữ đoàn, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương và Sư đoàn;
– Các quân đoàn. Trong hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam có tổng cả là 04 quân đoàn được đặt trụ sở tại 04 tỉnh thành từ Bắc và Nam. Các quân đoàn được đặt tên theo thứ tự từ Quân đoàn 1 đến Quân đoàn 4. Dưới sự quản lý của quân đồi là các Lữ đoàn và Sư đoàn ( bao gồm Trung đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội, Trung đội và Tiểu đội);
– Các binh chủng Pháo binh, Đặc công, Tăng- Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc và Hoá học. Dưới sự quản lý của các binh chủng nêu trên là các lữ đoàn;
– Quân chủng phòng không- không quân. Dưới sự quản lý của Quân chủng phòng không- không quân là các sư đoàn, lữ đoàn và trung đoàn;
– Quân chủng hải quân. Dưới sự quản lý của Quân chủng hải quân là các Vùng hải quân bao gồm Tiêu đoàn, Lữ đoàn;
– Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng bao gồm Cơ quan biên phòng tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Dưới sự quản lý của cơ quan biên phòng là Hải đoàn biên phòng, Đồn biên phòng và Hải đội biên phòng;
– Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng. Dưới sự quản lý của Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng là Trung tâm và Lữ đoàn.
Ngoài các quân đoàn, quân chủng, binh chủng làm việc trực tiếp tại Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng thì còn có các cơ quan trực thuốc khác như: Các học viên, nhà trường đào tạo cho lĩnh vực quốc phòng; Các viện nghiên cứu quốc phòng; Các cục chức năng và các đơn vị làm kinh tế quốc phòng.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quốc phòng năm 2018.