Hiện nay nhiều người quan tâm khi sang tên sổ đỏ cho con thì nên tặng cho hay để thừa kế. Mỗi hình thức sang tên sổ đỏ cho con bằng cách thừa kế hay tặng cho đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng mà cha mẹ khi lựa chọn cần hiểu rõ để lựa chọn an toàn khi sang tên sổ đỏ cho con. Vậy khi sang tên sổ đỏ cho con: Nên làm tặng cho hay để thừa kế?
Mục lục bài viết
1. Tặng cho con quyền sử dụng đất:
Sang tên “sổ đỏ” là cách gọi thông thường của người dân khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động từ việc chuyển nhượng, tặng cho,…quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Căn cứ theo quy định tại Điều 167
Theo quy định của Điều 547
Để thực hiện việc tặng cho con quyền sử dụng đất thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
Điều kiện 1: Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đối với tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất mà người nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho.
Trường hợp 2: Căn cứ theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:
+ Người sử dụng đất khi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
+ Người sử dụng đất khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).
Điều kiện 2: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Điều kiện 3: Đất không có tranh chấp;
Điều kiện 4: Trong thời hạn sử dụng đất.
Việc tặng cho quyền sử dụng đất của bố mẹ sang cho con phải lập thành hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ( Nội dung hợp đồng do hai bên tự thỏa thuận) có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013. Có thể thực hiện công chứng hợp đồng tặng cho tại các tổ chức hành nghề công chứng, hoặc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. yêu cầu hợp đồng tặng cho con quyền sử dụng đất bắt buộc công chứng, chứng thực bởi đây là điều kiện bắt buộc để ghi nhận việc tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con là hợp pháp; đồng thời cũng là căn cứ để sang tên quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con và để chứng minh hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của bố mẹ cho con không bị vô hiệu theo quy định của pháp luật.
2. Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc cho con:
Căn cứ theo quy đinh của Điều 612 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có thể hiểu thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển sử dụng đất của người chết (tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác) cho người được thừa kế theo di chúc để lại hoặc được chia theo quy định của pháp luật.
Quyền sử dụng đất được coi là di sản mà người có quyền sử dụng đất chết để lại cho người được thừa kế. Theo đó, Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng, một người mà để lại di chúc là thể hiện ý chí của cá nhân người đó muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người đó chết, vì vậy người có quyền sử dụng đất để lại di chúc thừa kế cho con là nguyện vọng của họ trước khi chết, có thể để lại cho bất kỳ ai, cho dù người đó có bị tước quyền thừa kế theo luật nhưng người để lại di chúc biết vẫn để lại thì họ vẫn được hưởng.
Di chúc để lại quyền thừa kế cho con có thể được lập thành văn bản hoặc bằng miệng. Di chúc bằng văn bản hợp pháp khi có công chứng hoặc chứng thực, nếu không có công chứng, chứng thực thì phải đáp ứng điều kiện người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Tuy nhiên, khi cha mẹ muốn để lại di chúc thừa kế cho con quyền sử dụng đất thì nên lập văn bản có công chứng hoặc chứng thực để tránh phát sinh tranh chấp sau này.
Nếu di chúc được lập mà chưa phải là ý chí cuối cùng của người lập thì người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 thì với trường hợp người có quyền sử dụng đất lập di chúc đối với trường hợp Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động mà họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất thừa kế khi chia di sản theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật đó.
3. Nên làm tặng cho hay để thừa đất quyền sử dụng đất cho con?
3.1. Ưu điểm và hạn chế của việc tặng cho con quyền sử dụng đất:
* Ưu điểm:
– Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của cha, mẹ hoặc tài sản chung của cha mẹ thì cha mẹ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho bất kỳ người con nào mà không bị pháp luật cấm hay hạn chế quyền nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất.
– Có quyền lập hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện tức là có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho theo quy định Điều 462
Ví dụ: Cha mẹ có quyền tặng cho nhà đất có điều kiện cho con như con có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, không được đối xử ngược đãi, hành hạ cha mẹ, …
– Việc tặng cho có thể hoàn thành trong thời gian ngắn, con của bạn có thể nhận được tài sản trong lúc bạn còn sống. So với thừa kế, nhất là thừa kế theo pháp luật thì tặng cho nhà đất ít xảy ra tranh chấp giữa những người con hơn vì quyền tặng cho ai, diện tích bao nhiêu, khi nào tặng cho,… đều do cha mẹ quyết định, tặng cho con hoàn toàn do ý chí của cha mẹ.
* Hạn chế:
Việc tặng cho con quyền sử dụng đất xuất phát từ ý chí của người có tài sản, không phụ thuộc vào yếu tố như pháp luật. Chính vì vậy so với thừa kế theo pháp luật thì việc tặng cho quyền sử dụng đất có thể gây ra mâu thuẫn, không bằng lòng giữa những người con nếu không được chia đều về quyền và lợi ích. Vì thực tế hiện nay, nhiều gia đình vẫn ưu tiên chia tặng cho con trai hơn con gái, và nhiều người tặng cho con không công bằng dễ xảy ra tình trạng mất tình cảm gia đình, mất đoàn kết.
3.2. Ưu điểm và hạn chế của việc để lại di chúc thừa kế quyền sử dụng đất cho con:
* Ưu điểm:
– Khi chia thừa kế theo pháp luật: Thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ mà dựa trên quy định về hàng thừa kế theo quy định được hưởng quyền thừa kế ngang nhau, cha mẹ không có sự ưu tiên cho một hay một số người con thì việc chia thừa kế theo pháp luật bảo đảm tính công bằng, không gây mất đoàn kết (chia đều)
– Khi chia thừa kế theo di chúc: cha mẹ có quyền để lại toàn bộ quyền sử dụng đất của mình cho một người con hoặc bất kỳ ai theo nguyện vọng của cha mẹ, trừ trường hợp con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng mất khả năng lao động vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật khi cha mẹ mất mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
So với tặng cho không có điều kiện như phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ,… thì việc sang tên thừa kế theo di chúc chỉ có hiệu lực sau khi cha mẹ chết. Như vậy thời gian để sang tên không phải thực hiện nhanh chóng ngay sau khi tặng cho. Hơn nữa, cha ẹ có thể sửa đổi nội dung hoặc thay đổi nội dung di chúc (thay đổi người thừa kế, diện tích hưởng,…) nếu con không thực hiện đúng nghĩa vụ, đúng bổn phận với cha mẹ. Căn cứ tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng mới phát sinh hiệu lực pháp luật. Theo đó, bản di chúc mà cha mẹ để lại cuối cùng khi mất mới là bản di chúc có hiệu lực và các con phải căn cứ vào bản di chúc sau cùng này để phân chia di sản thừa kế.
* Hạn chế:
– Khi chia thừa kế theo pháp luật: Không thể hiện được ý chí chủ quan của người để lại tài sản vì chia theo pháp luật thì những người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy sau khi cha mẹ mất cũng rất dễ xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở giữa những người thừa kế với nhau.
– Khi chia thừa kế theo di chúc: khi cha mẹ để lại thừa kế theo di chúc thì người được hưởng thừa kế được sang tên khi cha mẹ chết cho nên phát sinh rủi ro liên quan đến việc tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở giữa những người thừa kế với nhau, nhất là khi nội dung di chúc chỉ cho một người mà trong đó không có người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Nhiều người thừa kế mà không được hưởng thừa kế theo di chúc do tham lam muốn chiếm đoạt tài sản thường dựa vào các lí do di chúc không hợp pháp như không lập bằng văn bản, di chúc lập khi không minh mẫn, … để tranh chấp. Cũng có nhiều trường hợp khi cha mẹ già yếu, không minh mẫn người con cố tình lập di chúc gian dối để cha mẹ điểm chỉ/ký tên nhằm chiếm đoạt tài sản về phần mình, …
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Luật đất đai năm 2013.