Quy định về quyết định đình công? Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công?
Trong cuộc sống hiện này thì việc giao kết
Song pháp
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về quyết định đình công
Trong quá trình lao động và làm việc của người lao động thì những lợi ích mà người lao động không đạt được tới mức theo như tiêu chuẩn mà pháp luật quy định và người lao động bị bóc lột sức lao dộng quá nhiều hay khi công nhân cảm thấy bất bình đối với điều kiện lao động, chế độ tiền lương… thì có thể thực hiện các cuộc đình công hay cuộc bãi công. Trong đó thì nội dung của công cuộc đình công này được hiểu một các môm na đó là sự kiện lao động ngừng lại vì rất nhiều công nhân từ chối tiếp tục làm việc. Do vậy, tranh chấp lao động xuất hiện ngày càng nhiều và không ít trường hợp người lao động đã sử dụng đến phương thức đình công để giải quyết các tranh chấp.
Trên cơ sở quy định tại Điều 198 của
Từ quy định được nêu ra ở trên thì đình công được định nghĩa và có thể được hiểu là người lao động của tập thể lao động trong doanh nghiệp hay một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp thực hiện hành vi đấu tranh có tổ chức bằng cách ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm yêu cầu người sử dụng lao động đáp ứng những quyền và lợi ích hợp pháp về điều kiện lao động, chế độ tiền lương… phát sinh trong quan hệ lao động.
Đồng thời cũng tại các quy định này thì để quá trình giải quyết đình công được nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sản xuất và đời sống của người lao động cũng như đối với nề kinh tế xã hội nói chung thì pháp luật đã đưa ra các quy định về việc phải phân loại đình công để phần nào đó thuận tiện cho quá trình giải quyết.
Chính vì thế, cũng dựa trên các quy định tại Luật này thì việc phân loại đình công được xác định dựa trên tính hợp pháp và tính bất hợp pháp của đình công. Trong đó:
– Đình công hợp pháp được xác định là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
– Và đình công bất hợp pháp cũng được hiểu dưới góc độ pháp lý là những cuộc đình công thiếu một trong số các điều kiện luật định.
Như vậy, từ quy định này có thể khẳng định rằng đối với một cuộc đình công được xem là hợp pháp hay là cuộc đình công bất hợp pháp thì đều dựa trên góc độ thủ tục tiến hành đình công mà không xét về nội dung của các yêu sách trong đình công.
2. Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 thì quyết định đình công được ban chấp hành công đoàn lập ra bằng văn bản với các nội dung về đình công đã được xác định. Đồng thời thì đối với một quyết định đình công phải bao gồm các nội dung có trong quy định tại Khoản 2 Điều 202 Bộ luật này. Không những thế mà pháp luật cũng đã nhấn mạnh đến việc Ban chấp hành công đoàn phải nêu rõ “thời điểm bắt đầu” mà không bắt buộc nếu thời điểm kết thúc là việc bắt buộc mà bạn chấp hành công đoàn phải thực hiện. Tuy nhiên, khi nói đến đình công thì phải gắn với sự kiện không làm việc (ngừng việc), tức là phải trong phạm vi “nơi làm việc”. Cụ thể thì quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công đã được pháp luật quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến bản quyết định và thời gian đình công của người lao động, như sau:
“Điều 202. Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công
1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
a) Kết quả lấy ý kiến đình công;
b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
c) Phạm vi tiến hành đình công;
d) Yêu cầu của người lao động;
đ) Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công”.
Từ quy định trên có thể thấy pháp luật rất chú trọng đến việc đình công hợp pháp của người lao động cho nên đã quy định rất rõ về nội dung của quyết định đình công như: kết quả lấy ý kiến đình công; thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của người lao động và cuối cùng là họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công. Việc đưa ra các quy định này để nhằm mục đích giải quyết các vấn đề và nội dung có trong quyết định đình công. Đồng thời thì để việc đình công của người lao động là đình công hợp pháp sẽ dẫn đến việc xem xét cuộc đình công này có đúng với quy định của pháp luật hay không? từ đó để có thể đưa ra các quyết định của người sử dụng lao động để giải quyết các khúc mắc, bất bình của người lao động đối với người sử dụng lao động.
Tuy rằng pháp luật còn có những quy định hời hợt về vấn đề người lao động thực hiện việc đình công thì được tụ tập ở địa điểm nào? hay là về “phạm vi đình công” . Nhưng pháp luật hiện hành lại đang quy định rất rõ và cụ thể về thời gian đình công trong quyết định đình công được xác định là ít nhất năm ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động. Đồng tời thì Bộ Luật lao dộng năm 2019 cũng đã đưa ra quy định về thời gian mà an chấp hành công đoàn gửi 01 bản quyết định đình công cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh (để thực hiện việc theo dõi, quản lý nhà nước), 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh (để theo dõi, chỉ đạo) phải thực hiện ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công.
Theo quy định được pháp luật lao động nêu ra ở trên, nếu trong trường hợp hết thời hạn nêu trên mà người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công theo đúng quy định về đình công và quyết định đình công hợp pháp được ban chấp hành công đoàn lập ra trước đó. Từ quy định nêu trên có hai trường hợp để thỏa mãn nhu cầu của người lao động về điều kiện làm việc và tiền lương như sau:
+ Người lao động sẽ không thực hiện việc đình công chỉ khi người sừ dụng lao động ngồi bàn bạc, thảo luận để giải quyết về yêu cầu do Ban chấp hành công đoàn đặt ra trong quyết định đình công trước đó.
+ Nếu như người sử dụng lao động tiến hành giải quyết tất cả yêu cầu của Ban chấp hành công đoàn nêu ra thì người lao động không đình công, về điểm này, cần lưu ý rằng, nếu hai bên trở lại vấn đề giải quyết tranh chấp lao động là không hợp lý.
Từ các quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng để người sử dụng lao động đáp ứng được các nhu cầu về điều kiện làm việc và tiền lương thì người lao động có thể thực hiện việc đình công của mình thông qua tổ chức như Ban chấp hành công đoàn người lao động. Chính vì thế mà đình công được coi là công cụ của người lao động sử dụng để đạt mục đích, do đó người lao động sẽ không chấp nhận một giải pháp mang tính tạm thời và không giải quyết dứt điểm của người sử dụng lao động thêm một lần nữa.