Văn bản luật liên quan đến lĩnh vực hành chính mới nhất. Cung cấp miễn phí văn bản pháp luật, nghị định, thông tư hướng dẫn luật hành chính đảm bảo tính hiệu lực pháp lý.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH SỐ, GẮN BIỂN SỐ NHÀ VÀ BIỂN CHỈ DẪN CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN thành phố HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN thành phố HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫncông cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định: số 2761/QĐ-UB ngày 23/8/1996 về việc ban hành Quy chế quản lý đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội; số 48/1999/QĐ-UB ngày 17/6/1999 về việc sửa đổi bổ sung một số điều khoản của Quy chế quản lý đánh số và gắn biển số nhà tại thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 2761/QĐ-UB ngày 23/8/1996; số 1045/QĐ-UB ngày 17/02/2003 về việc giao kinh phí trực tiếp cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện để thực hiện công tác đánh số, gắn biển số nhà của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Công an thành phố Hà Nội; Tổng Giám đốc: Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ; (để báo cáo)
– Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
– Thường trực HĐND thành phố; (để báo cáo)
– Chủ tịch UBND thành phố; (để báo cáo)
– Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
– Các Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Tài chính; (để báo cáo)
– Các Phó Chủ tịch UBND TP;
– Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
– Văn phòng: Thành ủy, HĐND&ĐĐBQHHN,
– Các PCVPUBND TP, TH, các Phòng CV;
– Trung tâm công báo (để đăng công báo);
– Lưu: VT, XDq
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khôi
QUY CHẾ
ĐÁNH SỐ, GẮN BIỂN SỐ NHÀ VÀ BIỂN CHỈ DẪN CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN thành phố HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích của việc ban hành Quy chế
1. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện yêu cầu giao tiếp, tiếp nhận các thông tin, thư tín, liên lạc, giao dịch thương mại, giao dịch dân sự và các giao dịch khác;
2. Thể hiện tính khoa học, văn minh đô thị trong công tác quản lý đô thị và điểm dân cư nông thôn, góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị và tạo điều kiện cho công tác quản lý hành chính, an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc, dân cư và làm các thủ tục liên quan đến địa chỉ theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về đánh số, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng, cấp giấy chứng nhận số nhà, bảo trì biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Nhà ở, công trình xây dựng đã có được xây dựng trên các tuyến giao thông trong khu vực đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền đặt tên đường, phố, bao gồm: đại lộ, đường liên tỉnh, liên quận, huyện, thị xã; các phố, ngõ, ngách, hẻm tại các phường, thị trấn.
b) Nhóm nhà, ngôi nhà, công trình xây dựng tại khu đô thị mới, khu nhà ở, khu công trình xây dựng tập trung, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố được xây dựng theo quy hoạch và dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (khi chưa đặt tên các tuyến đường giao thông).
c) Tầng nhà, căn hộ, cầu thang nhà chung cư trên địa bàn thành phố.
d) Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến công tác đánh số, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng.
đ) Không đánh số và gắn biển số nhà cho các loại nhà ở, công trình xây dựng không phép hoặc trái phép trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Luật sư
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Đánh số nhà” là việc xác định số nhà theo các nguyên tắc quy ước thống nhất.
2. “Gắn biển số nhà” là việc xác định để gắn biển vào vị trí lắp đặt biển số nhà theo nguyên tắc thống nhất.
3. “Đại lộ” là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị.
4. “Đường” là lối đi lại có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến vành đai, liên tỉnh, liên quận, huyện, thị xã.
5. “Phố” là lối đi lại trong đô thị được đặt tên, hai bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, công trình xây dựng khác.
6. “Ngõ” là lối đi lại trong đô thị, có ít nhất một đầu thông ra đại lộ, đường hoặc phố (nhánh của đại lộ, đường hoặc phố).
7. “Ngách” là lối đi lại trong đô thị, có một đầu thông ra ngõ, không trực tiếp thông ra đại lộ, đường, phố.
8. “Hẻm” là lối đi lại trong đô thị, có một đầu thông ra ngách, không trực tiếp thông ra ngõ.
9. “Nhà mặt đường” là nhà có cửa ra vào chính được mở ra đại lộ, đường, phố.
10. “Nhà trong ngõ” hoặc “nhà trong ngách” hoặc “nhà trong hẻm” là nhà có cửa ra vào chính được mở ra ngõ hoặc ngách hoặc hẻm.
11. “Khu đô thị mới, khu nhà ở, công trình xây dựng tập trung” là một tổng thể gồm nhiều nhóm nhà và ngôi nhà được xây dựng theo quy hoạch và dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
12. “Điểm dân cư nông thôn” là tổng thể gồm nhiều nhóm nhà và ngôi nhà của các hộ gia đình, cá nhân và cơ quan, tổ chức tại các xã được xây dựng theo quy hoạch và dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
13. “Nhóm nhà” là tập hợp nhiều ngôi nhà có vị trí gần nhau, được sắp xếp theo những nguyên tắc nhất định và cách biệt với những ngôi nhà khác bởi hàng rào, đường giao thông.
14. “Ngôi nhà trong nhóm nhà” là công trình xây dựng có mái và kết cấu bao che, dùng để ở hoặc dùng vào mục đích khác.
15. “Số nhà’ là số thứ tự của ngôi nhà, các công trình xây dựng trên các tuyến giao thông, trong khu đô thị mới, khu nhà ở, công trình xây dựng tập trung, điểm dân cư nông thôn để phân biệt ngôi nhà, công trình xây dựng này với ngôi nhà, công trình xây dựng khác.
16. “Biển chỉ dẫn công cộng” là biển báo để chỉ dẫn thông tin về:
a) Tên ngõ, ngách, hẻm;
b) Tên nhóm nhà;
c) Tên tầng nhà chung cư;
d) Tên cầu thang nhà chung cư;
đ) Sơ đồ khu đô thị mới, khu nhà ở, công trình xây dựng tập trung, điểm dân cư nông thôn khu nhà và sơ đồ nhóm nhà.
17. “Nhà chung cư” là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, của chủ đầu tư và phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu;
18. “Bảo trì biển chỉ dẫn công cộng” là các hoạt động duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế biển chỉ dẫn công cộng nhằm duy trì, đảm bảo thể hiện rõ các nội dung, thông tin.
Điều 4. Thẩm quyền quản lý số nhà, đánh số và cấp chứng nhận số nhà
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý nhà nước về số nhà, chỉ đạo chung về công tác đánh số, gắn biển số nhà trên địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Xây dựng là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đánh số, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện công tác đánh số, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn quận, huyện, thị xã; tổ chức cấp Giấy chứng nhận số nhà cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình theo địa bàn quản lý.
3. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn là cơ quan trực tiếp thực hiện công tác đánh số, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng theo địa bàn phường, xã, thị trấn; trao Giấy chứng nhận số nhà cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo địa bàn quản lý.
Chương 2.
NGUYÊN TẮC ĐÁNH SỐ NHÀ, TÊN NGÕ, NGÁCH, HẺM; TÊN NHÓM NHÀ, NGÔI NHÀ TRONG NHÓM NHÀ VÀ SỐ CĂN HỘ, TÊN TẦNG NHÀ CHUNG CƯ
Điều 5. Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường, mặt phố; tên ngõ, ngách, hẻm và đánh số nhà trong ngõ, ngách, hẻm
1. Mỗi khuôn viên nhà ở, công trình xây dựng có nhà (sau đây gọi tắt là nhà) tại mặt tiền của các tuyến giao thông được mang một biển số nhà theo quy cách thống nhất trên toàn thành phố.
2. Số nhà trên các tuyến giao thông được đánh bằng dãy số tự nhiên bắt đầu từ nhà đầu tuyến đến cuối tuyến không phân biệt ranh giới hành chính (phường, xã, thị trấn; quận, huyện, thị xã). Đứng đầu tuyến trái nhìn về phía cuối tuyến, nhà bên trái đánh số lẻ (1, 3, 5, 7 và các số lẻ tiếp theo), nhà bên phải đánh số chẵn (2, 4, 6, 8 và các số chẵn tiếp theo).
Nếu một nhà có cửa mở ra hai tuyến giao thông khác nhau thì nhà đó được đánh số theo tuyến giao thông có mặt cắt ngang lớn hơn; nếu các tuyến giao thông có mặt cắt ngang tương đương thì đánh số nhà theo tuyến có cửa chính vào nhà.