Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là gì? Điều kiện hưởng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề? Quyền và nghĩa vụ của các bên? Hiệu lực của quyền về lối đi qua bất động sản liền kề? Khi nào chấm dứt quyền về lối đi qua?
Quyền sở hữu một trong số những quyền có ý nghĩa to lớn trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong pháp luật dân sự của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay số phận pháp lý tài sản của mình nhưng trong một số trường hợp nhất định nhằm mục đích để bảo đảm giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt của chủ sở hữu có thể bị hạn chế theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong những quyền quan trọng nhất đối với quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo quy định của
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là gì?
Hiện nay, quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong các quyền đối với bất động sản liền kề. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới không đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề mà chỉ quy định về những căn cứ, điều kiện, quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ thể hưởng quyền đó.
Theo khoản 1 Điều 254,
“Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”
Theo đó, ta nhận thấy rằng, quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một quyền của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc sử dụng phần diện tích trên bất động sản liền kề để đi vào bất động sản của mình. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề chỉ là quyền sử dụng một cách hạn chế trên tài sản của người khác. Khi được hưởng quyền này thì chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền sử dụng lối đi thông qua bất động sản liền kề nhưng quyền này không làm mất quyền năng sở hữu của chủ sở hữu bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu đối với bất động sản vẫn có quyền trên tài sản của mình. Lối đi qua bất động sản liền kề tạo lập dựa trên bất động sản của chủ sở hữu, các chủ thể là người sử dụng liền kề làm cho người này phải tự hạn chế những quyền năng nhất định trên tài sản nhưng điều đó không làm mất đi quyền sở hữu, sử dụng của họ đối với bất động sản đó.
Như vậy, thông qua các phân tích bên trên thì ta có thể hiểu đơn giản quyền về lối đi qua là quyền của các chủ thể được pháp luật cho phép mở một lối đi trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản vây bọc để tạo lối đi qua cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc khi bất động sản đó đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định. Chính bởi vậy mà quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là quyền cần thiết, quan trọng trong trường hợp một bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản mà không có lối ra.
2. Điều kiện hưởng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:
Theo quy định điều 254,
“Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ”.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì trong trường hợp bất động sản bị vây bọc hoàn toàn hoặc không đủ hoặc lối đi này quá khó khăn để khai thác sử dụng bất động bị vây bọc thì đều có thể yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc mở cho mình một lối đi, cụ thể:
– Thứ nhất: Bất động sản phải bị vây bọc bởi các bất động sản khác:
– Thứ hai: Không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng:
Ta có thể hiểu điều kiện không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng như sau: Bất động sản không có bất cứ một lối đi nào ra đường công cộng, chủ sở hữu không thể lưu thông ra đường hoặc có lối đi nhưng lối đi không đủ, quá hẹp hoặc quá ngắn để chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có thể đi ra đường công cộng.
Như vậy, trên đây là hai điều kiện để các chủ thể hưởng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Khi đảm bảo đủ hai điều kiện trên thì chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc mở cho mình một lối đi theo đúng quy định pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 các bên có quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
3.1. Bên chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua:
Quyền của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua:
– Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc được quyền yêu cầu chủ quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
– Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua có quyền yêu cầu
Nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua:
– Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3.2. Bên chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền:
Quyền của bên chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền:
– Bên chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền có quyền được đền bù phần đất mà họ bỏ ra cho lối đi của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua.
– Bên chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền có quyền yêu cầu
Nghĩa vụ của bên chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền:
– Bên chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền có nghĩa vụ phải dành một lối đi hợp lý trên phần đất của họ cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc nếu Lối đi được mở trên bất động sản liền kề đó được coi là thuận tiện và hợp lý nhất.
Cũng cần lưu ý rằng, đối với trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định theo đúng quy định pháp luật.
4. Hiệu lực của quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:
Theo điều 247 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền về lối đi qua bất động sản liền kề sẽ có hiệu lực mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì quyền về lối đi qua có giá trị với cả người thứ ba. Mọi cá nhân, pháp nhân đều phải tôn trọng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Khi chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền về lối đi chuyển giao bất động sản của mình cho chủ thể khác thì cũng phải chuyển giao cả quyền về lối đi cho chủ thể đó theo đúng quy định của pháp luật dân sự.
5. Khi nào chấm dứt quyền về lối đi qua:
Theo Điều 256 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền về lối đi qua chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Quyền về lối đi qua chấm dứt khi bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
– Quyền về lối đi qua chấm dứt khi việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
– Quyền về lối đi qua chấm dứt dựa theo thỏa thuận của các bên.
– Quyền về lối đi qua chấm dứt dựa trên các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một quyền dân sự và vô cùng thiết thực của bất cứ người dân nào khi họ không có lối đi, hoặc có nhưng không đủ hoặc việc quyết định về lối đi làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc. Hiện nay việc đưa ra các quy định quyền về lối đi qua vẫn còn những điểm bất cập chưa được tháo gỡ, nếu áp dụng trên thực tế sẽ gặp những khó khăn vướng mắc cho các bên liên quan. Chính vì lẽ đó, vấn đề về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề cần được các nhà làm luật xem xét và quy định rõ ràng hơn nữa, khắc phục những hạn chế trong quy định của pháp luật để tránh những tranh chấp có thể kéo dài trên thực tế giữa các bên liên quan.