Quyền của người sử dụng lao động là người giúp việc? Nghĩa vụ của người sử dụng lao động là người giúp việc?
Trong cuộc sống xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu của cuộc sống hiện đại, cho nên người phụ nữ ngày nay không còn chủ yếu ử nhà làm việc nhà, làm nội trợ, chăm con,… như thời gia trước nữa mà họ đã giành phần thời gian đó để gia ngoài làm việc kiếm tiền như nam giới. Chính vì sự thay đổi này, nên đối tượng người giúp việc càng trở nên phổ biến hơn. Với mục đích để quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động là giúp việc thì sẽ có những công ty quản lý người giúp việc được thành lập và hoạt động mà đứng đầu của công tư này còn được biết đến là người sử dụng lao động là người giúp việc. Trong quá trình thiết lập quan hệ lao động giữ người sử dụng lao động và người lao động là giúp việc thì pháp luật lao động hiện hành cũng đã quy định rất rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ lao động này.
Tuy nhiên, dù pháp luật có quy định cụ thẻ như thế nào thì không phải ai khi tham gia vào quan hệ này cũng có thể hiểu hết được về quyền và nghĩa vụ của mình, đối với người sử dụng lao động cũng thế. Vậy
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Lao động năm 2019
1. Quyền của người sử dụng lao động là người giúp việc
Người sử dụng lao động là người giúp việc được biết đến là người quản lý người lao đọng là giúp việc theo sự thỏa thuận và ký kết hợp đồng trước đó. Chính vì vậy mà theo như quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động là giúp việc có các quyền như sau:
Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với người lao động là giúp việc
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động; người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động
Như trên đây là những quy định về quyền của người sử dụng lao động là người giúp việc được thuê để làm các công việc trong một gia đình. Ngoài ra người sử dụng lao động còn được hưởng các quyền lợi cơ bản của người sử dụng lao động được quy định tại
2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động là người giúp việc
Trọng thực tế hiện này thì đối với người lao động là giúp việc gia đình đa phần khi tham gia vào công việc làm thuê này thì thường là các đối tượng yếu thế vì chủ yếu những người lao động này là lao động nữ, có trình độ học vấn thấp, họ thường không có tiếng nói đủ tầm ảnh hưởng về khía cạnh pháp lý. Chính vì thế mà những người này dễ có nguy cơ bị đối xử bất công, bị lạm dụng sức lao động, dễ chịu thiệt thòi về quyền lợi trong mối quan hệ lao động,…. Bởi lẽ đó, theo như quy định tại Điều 163 Bộ luật Lao động năm 2019 đã có quy định để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động là người giúp việc gia đình, pháp luật quy định người sử dụng lao động phải có các nghĩa vụ:
“Điều 163. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn”.
Từ quy định được nêu ra ở điều trên có thể thấy pháp luật lao động hiện hành đã quy định rất chặt chẽ về nội dung quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động cần phải có để bảo về quyền và lợi ích của người lao động. Để hiểu rõ hơn về nội dung này thì tác giả sẽ phân tích các nghĩa cụ trên với nội dung sau:
Thứ nhất, thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động. Theo như quy định này thì việc giao kết trong hợp đồng lao động của người giúp việc có nội dung thỏa thuận gần tương tự với các giao kết hợp đồng bình thường khác về nơi làm việc, điều kiện làm việc, tiền lương, thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, giải quyết tranh chấp lao động,…
Mặt khác thì, nội dung quy định ở trên thì thỏa thuận giao kết trong hợp đồng lao động có thể có sự khác biệt rất lớn so với hợp đồng lao động thông thường như các nội dung cơ bản về tiền lương và phúc lợi của người lao động là giúp việc. Chính sự khác biệt đó đã dẫn đến hoạt động thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động có sự khác biệt. Nhưng dù thỏa thuận có được xác định như thế nào thì theo như quy định tại Bô luật này thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng.
Thứ hai, trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bởi vì người lao động là giúp việc gia đình nên đây là một trường hợp đặc biệt nên người sử dụng lao động không trực tiếp đóng bảo hiểm cho người lao động, mà thực hiện trả cho người lao động một khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ ba, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình. Do tính chất của công việc giúp việc của người lao động là làm các công việc nhà như: dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, trông trẻ,… nên đối tượng làm việc của người lao động là người giúp việc trong gia đình chủ yếu là phụ nữ.
Chính vì người lao động là phụ nữ nên người sử dụng lao động đối với bất kỳ người lao động nào cũng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, nhưng đặc biệt đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình vì những người này làm việc không được coi trọng, và phụ nữ được biết đến là phái yếu nên dễ bị bắt nạt, bóc lột, quấy rối tình dục,… Do vậy mà nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm mà người sử dụng lao động phải thực hiện còn phải được thực hiện một cách nghiêm túc nhất.
Thứ tư, bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận. Đa phần hiện nay, công việc làm của người lao động là người giúp việc trong gia đình do đặc thụ công việc phải làm nên hâu như tất cả những người lao động làm công việc này phải ở lại gia đình người sử dụng lao động vào ban đêm hoặc phải nghỉ trưa ở nhà gia đình người sử dụng lao động. Chính vì thê, để đảm bảo điều kiện sức khỏe cho người lao động để hoàn thành tốt các công việc được giao thì người sử dụng lao động phải bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc, để giúp người lao động thực hiện thật tốt công việc của mình cũng như đảm bảo người lao động được an toàn, mạnh khỏe khi giúp việc trong gia đình.
Thứ năm, tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay cung với sự phát triển của xã hội, dân đến các hộ gia đình khi đi thuê giúp việc cũng đồi hỏi nhưng người lao động là giúp việc trong gia đình phải làm được các công việc có đòi hỏi kỹ năng, cũng như kiến thức trong các hoạt động giúp việc, như chăm sóc trẻ em thế nào để khoa học, phù hợp với trẻ em, các phục vụ nấu ăn trong gia đình như thế nào cho phù hợp,… Bởi vì sự phát triển của xã hội, cho nên người sử dụng lao động muốn nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động phải tạo cơ hội cho người lao động được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
Thứ sau, trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Bởi vì nơi ở của người giúp việc trong gia đình có thể rất xa nơi thực hiện công việc. Người lao động là người giúp việc trong gia đình ngoài thực hiện công việc tại gia đình người sử dụng lao động mà còn ăn, ngủ, nghỉ ở nhà của người sử dụng lao động để tiện cho công việc của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của Bộ luật lao động số năm 2019 có các quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình để nhằm mục đích của pháp luật này hướng tới việc bảo vệ quyền lợi mà người lao động được hưởng theo như các quy định của pháp luật hiện hành. Bởi vì đây là đối tượng người lao động mới và chưa có nhiều sự đào tạo và quy định cụ thể để quản lý và bảo vệ tốt đối tượng lao động này, một phần nữa cũng chính là do tĩnh chất của công việc mf đối tường này làm việc cũng sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của đối tượng này.