Mỗi chủ thể khi tham gia vào hợp đồng trao đổi tài sản đều có quyền và nghĩa vụ nhất định. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản.
Bên cạnh các hoạt động mua bán, tặng cho,… tài sản thì hoạt động trao đổi tài sản là hoạt động diễn ra khá thường xuyên. Khi các bên thỏa thuận, xác lập về việc trao đổi tài sản, thì các bên đã tham gia vào hợp đồng trao đổi tài sản.
1. Các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản:
Hợp đồng trao đổi tài sản mang bản chất là một
Chủ thể tham gia hợp đồng trao đổi tài sản này đều là những thể có năng lực để xác lập một giao dịch dân sự. Đối với những cá nhân trên 18 tuổi có đầy đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi có quyền tự do xác lập một hợp đồng trao đổi tài sản. Các cá nhân dưới 18 tuổi thực hiện thông qua người đại diện hoặc có sự đồng ý của người đại diện, người giám hộ theo quy định của luật. Hay pháp nhân tham gia hợp đồng trao đổi tài sản thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Tại Khoản 4 Điều 455
Do vừa là người bán và cùng là người mua tài sản, nên mỗi chủ thể trong hợp đồng trao đổi tài sản đều có các quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau, đồng thời quyền và nghĩa vụ của họ cũng gần tương đương với quyền và nghĩa vụ của người mua tài sản và người bán tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, trong hợp đồng trao đổi tài sản, các bên sẽ không có nghĩa vụ trả tiền cho tài sản được trao đổi như trong hợp đồng mua bán tài sản.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản:
Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản đó chính là giao cho bên còn lại tài sản theo đúng thỏa thuận (về số loại, số lượng, chất lượng, quy cách đóng gói và bảo quản, về địa điểm và thời gian giao tài sản) cùng toàn bộ các giấy tờ liên quan đến tài sản đó. Những vấn đề không thỏa thuận trong hợp đồng có thể thực hiện theo các quy tắc mặc định của pháp luật.
– Giao đúng loại tài sản: các bên có nghĩa vụ phải giao đúng loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng, không được tự ý dùng loại hàng khác tương đương thay thế. Trường hợp không thể giao đúng loại tài sản đã thỏa thuận, bên đó phải có lý do chính đáng và các bên có thể thương lượng về việc giao loại tài sản tương đương (có thể là vật cùng loại). Trường hợp bên trao đổi đó giao không đúng loại hàng hóa đã thỏa thuận, bên còn lại có thể lựa chọn thực hiện quyền như: quyền chấp nhận tài sản đã giao và các bên thỏa thuận về việc thanh toán bổ sung; yêu cầu giao đúng loại tài sản đã thỏa thuận và đòi bồi thường thiệt hại hoặc không nhận tài sản, hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại.
– Giao tài sản đúng số lượng: tùy theo từng loại tài sản mà trong từng hợp đồng cụ thể mà các bên thỏa thuận về số lượng, đơn vị đo lường, cách thức đo (khối lượng tịnh, trọng lượng gộp), mức hao hụt tự nhiên,… Trong trường hợp một bên giao thừa, thì bên còn lại có quyền từ chối không nhận phần thừa ra đó. Bên giao thừa phải nhận số tài sản thừa này, đồng thời chịu mọi chi phí liên quan. Bên còn lại cũng có quyền chấp nhận số tài sản thừa và các bên thỏa thuận về việc thanh toán bổ sung cho phần tài sản thừa ra đó.
Trường hợp một bên giao thiếu tài sản so với thỏa thuận, bên còn lại có quyền thực hiện một trong các quyền sau: nhận phần tài sản đã giao và định ra một thời gian hợp lý để bên kia giao tiếp phần còn lại; quyền từ chối không nhận tài sản, yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại; quyền từ chối không nhận tài sản, hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại; nhận phần hàng hóa đã giao và thỏa thuận về việc thanh toán phần chênh lệch với bên giao tài sản đó
– Giao tài sản đúng địa điểm: địa điểm giao tài sản trong hợp đồng trao đổi tài sản là một nội dung khá quan trọng, vì nó thường gắn liền với việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, đồng thời chuyển giao trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa giữa hai bên.
Thông thường, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về địa điểm giao hành xác định, thì trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với tài sản được trao đổi cho bên còn lại khi bên giao tài sản hoàn thành hoạt động giao tài sản cho bên còn lại (hoặc bên được bên còn lại ủy quyền tiếp nhận tài sản) tại địa điểm giao tài sản đã thỏa thuận (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hóa).
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao tài sản cụ thể thì trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với tài sản được chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao cho người vận chuyển đầu tiên.
– Giao tài sản đúng hạn: các bên phải giao tài sản vào đúng thời gian đã thỏa thuận, trường hợp chỉ thỏa thuận về thời hạn giao tài sản mà không các định thời điểm giao tài sản cụ thể thì các bên có quyền giao tài sản vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó nhưng phải
– Giao tài sản đúng với phương thức đã thỏa thuận: tùy điều kiện cụ thể của từng hợp đồng trao đổi tài sản mà các bên thỏa thuận chi tiết về phương thức giao tài sản. Tài sản có thể giao trực tiếp giữa các bên, giao cho người vận chuyển hoặc người nhận tài sản để giao lại. Trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể thì tài sản được các bên giao trực tiếp và giao một lần tại địa điểm và trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận.
– Giao tài sản đúng chất lượng đã thỏa thuận: điều khoản về chất lượng tài sản cần được các bên thỏa thuận và đưa vào nội dung của hợp đồng trao đổi tài sản. Chất lượng tài sản có liên quan trực tiếp đến giá trị của tài sản. Vì vậy, các bên có nghĩa vụ giao tài sản đúng chất lượng mà các bên đã thỏa thuận với nhau.
Các bên có quyền và cũng là nghĩa vụ nhận tài sản. Nhận tài sản là việc các bên tiếp nhận tài sản từ bên còn lại, từ người vận chuyển hoặc từ người nhận tài sản để giao hàng. Trong trường hợp một bên chậm tiếp nhận tài sản do bên còn lại giao thì bên giao tài sản có “nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và yêu cầu bên mua phải thanh toán các chi phí hợp lý” phát sinh từ việc bảo quản đó. Về nguyên tắc, nếu bên nào chậm tiếp nhận tài sản so với thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng thì phải gánh chịu mọi rủi ro có thể có đối với tài sản kể từ thời điểm đó.
Bên cạnh đó thì các bên cũng có nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng về tài sản trao đổi. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc người hiểu rõ “tài sản của mình nhất, thì các bên có nghĩa vụ cung cấp cho bên còn lại thông tin cần thiết về tài sản trao đổi và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó, điều này nhằm đảm rằng các bên đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng.
Về quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ: các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản có quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đó nếu có bằng chứng xác thực về việc một bên có hành vi lừa dối hoặc không có khả năng thực tế để thực hiện hợp đồng đã kí.
“3. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” (khoản 3 Điều 455 Bộ luật dân sự năm 2015)
Theo quy định này thì khi nhận thấy dấu hiệu giao tài sản không thuộc quyền sở hữu của bên giao thì bên còn lại có quyền hủy bỏ hợp đồng vày yêu cầu bên vi phạm hợp đồng bồi thường.