Quyền nhân thân được xem là một trong những nhóm quyền cơ bản và đặc biệt quan trọng của công dân trong quan hệ dân sự. Đặc biệt trong xã hội ngày càng phát triển như ngày nay thì nhu cầu được bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vậy theo quy định của pháp luật thì quyền nhân thân không gắn với tài sản là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản là gì?
Quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân không gắn liền với tài sản nói riêng là một thuật ngữ pháp lý, nó ra đời với ý nghĩa là cơ sở để bảo vệ cho cá nhân tồn tại với tư cách là một thực thể nhất định, một chủ thể độc lập trong cộng đồng xã hội. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, đây là loại quyền không thể chuyển giao cho người khác, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Quyền nhân thân bao gồm 02 loại: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
Theo đó, quyền nhân thân không gắn với tài sản là những loại quyền gắn liền với giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao cho người khác, có thể kể đến như: Quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên các loại tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đó được công bố vào sử dụng trên thực tế; quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của chính tác giả. Vì đây là quyền nhân thân không được chuyển giao cho người khác nên nó chỉ được dành cho tác giả (cho dù đồng thời hay không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Các quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự và nhân phẩm của tác giả, nó tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể từ khi quyền sử dụng và quyền định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao trên thực tế. Các quyền nhân thân không gắn liền với tài sản được bảo hộ vô thời hạn.
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của các cá nhân được quy định cụ thể tại Điều 17 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trong đó có đề cập đến quyền nhân thân của cá nhân. Theo đó, nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm:
-
Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
-
Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;
-
Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự đó.
Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 không giải thích cụ thể thế nào là quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Tuy nhiên, có thể hiểu quyền nhân thân không gắn với tài sản như sau: Quyền nhân thân không gắn với tài sản được hiểu là những loại quyền gắn liền với giá trị tinh thần của cá nhân, không thể định giá được bằng tiền.
2. Quyền nhân thân không gắn với tài sản bao gồm những quyền gì?
Có thể nói, quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền không mang đến cho chủ thể một giá trị vật chất nào, nó chỉ được thể hiện bằng giá trị tinh thần. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản hiện nay đang được quy định từ Điều 26 cho đến Điều 39 của Bộ luật dân sự năm 2015. Các quyền nhân thân không gắn liền với tài sản được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, được bảo hộ vô thời hạn, không phụ thuộc vào bất kỳ hoàn cảnh kinh tế, địa vị xã hội hay mức độ tài sản của cá nhân. Các quyền nhân thân không gắn liền với tài sản thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với bản thân, luôn gắn với chính bản thân của người đó và không thể thực hiện hoạt động chuyển giao cho người khác. Có thể kể đến những quyền nhân thân không gắn liền với tài sản như sau:
-
Quyền có họ, tên được quy định cụ thể tại Điều 26 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền thay đổi họ được quy định cụ thể tại Điều 27 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền thay đổi tên được quy định cụ thể tại Điều 28 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền xác định, xác định lại dân tộc được quy định cụ thể tại Điều 29 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền được khai sinh, quên được khai tử được quy định cụ thể tại Điều 30 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền đối với quốc tịch được quy định tại Điều 31 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại Điều 32 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và thân thể được quy định tại Điều 33 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín được quy định tại Điều 34 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền xác định lại giới tính được quy định tại Điều 36 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền được chuyển đổi giới tính được quy định tại Điều 37 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình được quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
-
Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 39 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Như vậy, quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là quan hệ về những giá trị nhân thân không thể trao đổi ngang giá như danh dự, nhân phẩm, uy tín… của một cá nhân hoặc một tổ chức. Tất cả những quyền này có mối quan hệ mật thiết đến nhu cầu của một cá nhân sống trong xã hội và bất cứ ai cũng không được gặp bạn. Quyền nhân thân không gắn liền với tài sản luôn luôn hướng tới những giá trị về tinh thần không thể định giá được, trong đó có những quyền cơ bản đó là quyền đối với họ tên, quyền được khai sinh, quyền được khai tử, quyền tự do đi lại, quyền tác giả, quyền bí mật đời tư, quyền đối với hình ảnh cá nhân… và một số quyền cơ bản nêu trên.
3. Quyền nhân thân không gắn với tài sản có thể chuyển giao không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về quyền nhân thân. Theo đó:
-
Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, quyền nhân thân đó không thể chuyển giao cho người khác, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
-
Quá trình xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan trực tiếp đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, cá nhân là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý theo quy định của pháp luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án);
-
Quá trình xác lập và thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân là người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó. Trong trường hợp không có những người này thì bắt buộc phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích/người đã chết, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó, quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 được xác định là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân. Quyền này gắn liền với mỗi cá nhân nhất định, vì thế các cá nhân không thể thực hiện hoạt động chuyển giao cho người khác (có nghĩa là quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó có quyền thực hiện hoặc có thể do người đại diện của họ thực hiện trong một số trường hợp do pháp luật quy định).
THAM KHẢO THÊM: