Quyền kiểm tra của quản lý thị trường. Trình tự, thủ tục kiểm tra của đoàn kiểm tra quản lý thị trường theo Pháp lệnh quản lý thị trường 2016.
Quyền kiểm tra của quản lý thị trường. Trình tự, thủ tục kiểm tra của đoàn kiểm tra quản lý thị trường theo Pháp lệnh quản lý thị trường 2016.
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh quản lý thị trường 2016.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016 hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.
Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Căn cứ Điều 8 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016 thì lực lượng quản lý thị trường có quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra. Đó là:
– Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.
Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.
– Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Việc kiểm tra có thể thực hiện dưới một trong 3 hình thức:
– Kiểm tra định kỳ.
– Kiểm tra chuyên đề.
– Kiểm tra đột xuất
Trình tự kiểm tra:
– Có căn cứ kiểm tra;
– Có quyết định kiểm tra: Quyết định phải được lập thành văn bản bao gồm nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;
– Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;
– Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;
– Nội dung kiểm tra;
– Thời hạn kiểm tra;
– Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;
– Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.
Quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.
– Thành lập đoàn kiểm tra.
Thời hạn một cuộc kiểm tra tại nơi kiểm tra không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;
Trường hợp vụ việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn một cuộc kiểm tra có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn một cuộc kiểm tra do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016 thì đoàn kiểm tra có quyền:
"- Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với Đoàn kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra không có người đại diện, cá nhân không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra vẫn tiến hành việc kiểm tra nhưng phải có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã và người chứng kiến;
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
– Kiểm tra hàng hóa, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra nơi sản xuất, kinh doanh, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra;
– Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra tại nơi kiểm tra;
– Lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm để trưng cầu giám định, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;
– Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."