Trong nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển và tình vượng hơn, phong phú hơn các loại hình sản xuất kinh doanh, đã tạo cho các nhà đầu tư rất nhiều lựa chọn. Việc đầu tư vào chứng khoán đã bao gồm các loại quỹ khác nhau và hình thức đầu tư khác nhau. Cùng bài viết tìm hiểu về quỹ thành viên.
Mục lục bài viết
1. Quỹ thành viên là gì?
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và cụ thể theo như quy định tại Khoản 41 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 đã quy định và đưa ra định nghĩa về khái niệm của quỹ thành viên là: “Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp”.
Trong đó, cũng theo như quy định tại Luật này thì thành viên góp vốn trong quỹ thành viễn sẽ được tự do chuyển nhượng phần góp vốn tại quỹ trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ. bên cạnh đó thì sau khi các thành viễn góp vốn chuyển nhượng vẫn phải đáp ứng điều kiện có từ 02 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Đồng thời thì pháp luật này cũng quy định rằng quỹ thành viên được biết đến do các thành viên góp vốn thành lập trên cơ sở
2. Điều kiện thành lập quỹ thành viên:
Việc thành lập quỹ thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Một là, quy thành viên muốn được thành lập thì phải có phần vốn góp tối thiểu là 50 tỷ đồng;
Hai là, số lượng thành viên góp vốn của quỹ thành viên phải đảm bảo phải có từ 02 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
Ba là, quỹ thành viên sau khi được thành lập thì phải do 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;
Bốn là, tài sản của quỹ thành viên được lưu ký tại 01 ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
3. Đặc điểm của quỹ thành viên:
Xét một cách khái quát, mô hình quỹ đầu tư chứng khoán có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quỹ quỹ thành viên luôn dành đa số vốn đầu tư của Quỹ để đầu tư vào chứng khoán. Đặc điểm này được xác định cũng giống như đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán dùng để phân biệt quỹ đầu tư chứng khoán với các loại quỹ đầu tư khác. Đông thời thì số vốn của quỹ thành viên này được quy định tối thiểu phải là 50 tỷ đồng
Thứ hai, quỹ thành viên được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp bởi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Nói một cách khác, các nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán việc quản lý quỹ thành viên và tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán từ số vốn của quỹ thành viên này. Công ty quản lý quỹ có thể cử ra một cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ gọi là nhà quản trị quỹ. Việc quy định của quỹ thành viên này cũng tương tự như quỹ đầu tư chứng khoán là bởi vì quỹ thành viên được biết đến là một trong hai loại quỹ được phân nhỏ từ quỹ đầu tư chứng khoán theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ ba, cũng giống như đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán thì quỹ thành viên cũng mang trong mình đặc điểm về việc quỹ này có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý quỹ và các quỹ khác do công ty này quản lý. Việc này được thể hiện trong việc quỹ đầu tư chứng khoán có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý quỹ nhằm đảm bảo việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tuân thủ đúng mục đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích khác của công ty quản lý quỹ. Sự tách bạch về tài sản giữa công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ hoạt động quản lý vì lợi ích của các nhà đầu tư vào quỹ chứ không vì mục đích của riêng mình.
4. Quy định về quỹ thành viên:
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật chứng khoán 2019 quy định về việc thành lập quỹ thành viên do các thành viên góp vốn thành lập trên cơ sở
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động cho quỹ thành viên do công ty quản lý quỹ lập;
– Điều lệ quỹ;
– Bản cáo bạch;
Trong đó: tại trang bìa của bản cáo bạch phải nêu rõ nguyên tắc hoạt động của quỹ: “Quỹ này không phải tuân thủ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Việc đầu tư vào quỹ này chỉ phù hợp đối với các tổ chức sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của quỹ. Tổ chức đầu tư vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tư”;
– Hợp đồng lưu ký tài sản;
–
+ Bản sao có chứng thực quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của thành viên góp vốn. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá sáu (06) tháng trước ngày hoàn tất hồ sơ đăng ký lập quỹ và phải được dịch công chứng theo quy định của pháp luật liên quan;
+ Biên bản họp và quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị, quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại điều lệ công ty của tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện phần vốn góp theo uỷ quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của tổ chức nước ngoài;
– Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn đã góp.
Bên cạnh việc quy định về vấn đề thành lập quỹ thành viên thì theo như quy định của pháp luật hiện hành cũng đưa ra các quy định liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp của quỹ thành viên. Do đó, việc chuyển nhượng phần vốn góp của quỹ này được thực hiện như sau:
Thứ nhất, thành viên góp vốn trong quỹ thành viên được tự do chuyển nhượng phần vốn góp tại quỹ trong quá trình hoạt động góp vốn trong quỹ và vẫn phải đáp ứng điều kiện có từ 02 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng khi không đảm bảo được số lượng thành viên như vừa được nêu theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ. Việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp tại quỹ phải bảo đảm:
– Bên nhận chuyển nhượng trong quỹ thành viên đáp ứng được các quy định liên quan tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 98/2020/TT-BTC
– Sau khi chuyển nhượng của các thành viên trong quỹ thì quỹ thành viên này vẫn đáp ứng điều kiện có từ 2 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Thứ hai, công ty quản lý quỹ gửi
Thứ ba, Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên góp vốn và mọi thông tin liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên trong quỹ thành viên. Ngân hàng lưu ký có thể cung cấp dịch vụ lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên góp vốn trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với công ty quản lý quỹ.
Như vậy có thể thấy rằng, tuy được quy định về việc tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình đối với những thành viên của quỹ thành viên. Những vẫn phải tuân thủ các quy định về việc không làm ảnh hưởng đến số lượng thành viên là từ ha đến chín mươi chín thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo như quy định của Luật Chứng khoán hiện hành.
Các văn bản pháp luật liên quan đến bài viết: Luật Chứng khoán 2019.