Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Biểu mẫu » Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh cá nhân và công ty mới nhất năm 2022

Biểu mẫu

Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh cá nhân và công ty mới nhất năm 2022

  • 07/05/202207/05/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    07/05/2022
    Biểu mẫu
    0

    Hợp đồng góp vốn đầu tư là gì? Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh mới nhất năm 2022? Mẫu hợp đồng góp vốn giữa cá nhân và công ty? Một số điểm cần lưu ý về hợp đồng góp vốn? Quy định về lập hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh?

    Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh ngày càng trở lên phổ biến và cần thiết trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển. Để đảm bảo phát triển các sản phẩm, dịch vụ khi tung ra thị trường thì tài chính sẽ là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu. Để đảm bảo về mặt tài chính nhằm phát triển hoạt động kinh doanh các cá nhân, tổ chức thường sẽ cùng nhau góp vốn để đầu tư nhằm mục đích phát triển kinh doanh, tạo ra lợi nhuận.

    mau-hop-dong-gop-von-dau-tu-kinh-doanh-ca-nhan-cong-ty

    Luật sư tư vấn pháp luật về góp vốn đầu tư kinh doanh trực tuyến: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Hợp đồng góp vốn đầu tư là gì?
    • 2 2. Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh bằng tiền mặt:
    • 3 3. Mẫu hợp đồng góp vốn giữa cá nhân và công ty:
    • 4 4. Một số điểm cần lưu ý về hợp đồng góp vốn bằng tiền:
    • 5 5. Quy định về lập hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh:

    1. Hợp đồng góp vốn đầu tư là gì?

    Hợp đồng góp vốn đầu tư hay còn gọi là hợp đồng hợp tác đầu tư là hợp đồng được ký kết giữa các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức để thỏa thuận về việc cùng thực hiện việc góp vốn để thực hiện một dự án kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận và phân chia lợi nhuận.

    Vốn góp ở đây có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Có thể ví dụ như quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng, hàng hóa,….

    2. Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh bằng tiền mặt:

    Tải về mẫu hợp đồng góp vốn

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

    Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

    Xem thêm: Thực hiện đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

    Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của các bên.

    Hôm nay, ngày…tháng…năm .., tại địa chỉ : …

    BÊN GÓP VỐN: (Sau đây gọi tắt là “Bên A”)

    Họ và tên:…                      Sinh năm:  …

    CMND số: … cấp ngày …/…/… tại …

    HKTT:…

    BÊN NHẬN GÓP VỐN: (Sau đây gọi tắt là “Bên B”)

    Họ và tên:…                       Sinh năm:  …

    Xem thêm: Hợp đồng góp vốn là gì? Các lưu ý khi ký hợp đồng góp vốn mua đất?

    CMND số: … cấp ngày …/…/… tại …

    HKTT:…

    Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất và đồng ý ký kết Hợp đồng góp vốn với các điều khoản sau:

    ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

    Bên B đồng ý góp vốn cùng Bên A để:…

    ĐIỀU 2: TỔNG GIÁ TRỊ VỐN GÓP VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN

    2.1 Tổng giá trị vốn góp

    Tổng giá trị vốn góp Bên A và Bên B góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là: …VNĐ (Bằng chữ: …).

    Xem thêm: Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

    Nay hai bên cùng thống nhất mỗi bên sẽ góp số tiền là:

    – Bên A:… VNĐ (Bằng chữ: …) tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

    – Bên B:… VNĐ (Bằng chữ: …) tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

    2.2 Phương thức góp vốn: Chuyển khoản/tiền mặt bằng đồng Việt Nam.

    2.3 Thời hạn góp vốn: Hai bên thống nhất góp vốn số vốn nêu tại điểm 2.1 Điều này trong thời hạn … ngày/tháng/năm (có thể chia ra từng giai đoạn nếu cần thiết). Thời gian gia hạn không quá … ngày/tháng.

    ĐIỀU 3: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ

    Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

    Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sau:

    Xem thêm: Hợp đồng góp vốn kinh doanh có cần công chứng không?

    Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

    Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

    Lợi nhuận chỉ được chia khi trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

    ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

    4.1 Quyền của Bên A:

    Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

    Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.

    Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

    Xem thêm: Điều kiện, trình tự quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

    Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

    4.2 Nghĩa vụ của Bên A:

    Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

    Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.

    Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

    ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

    5.1 Quyền của Bên B:

    Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

    Xem thêm: Hợp đồng góp vốn kinh doanh Bất động sản, mua bán nhà đất

    Yêu cầu bên A cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

    Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không thanh toán lợi nhuận cho mình và cùng chịu rủi ro với mình hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 4.2. Trong trường hợp này, Bên A phải thanh toán lại toàn bộ giá trị vốn góp cho Bên B

    Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

    5.2 Nghĩa vụ của Bên B:

    Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;

    Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

    Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.

    Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu.

    Xem thêm: Vốn đầu tư là gì? Xác định vốn đầu tư và phương pháp tính vốn đầu tư?

    Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

    ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

    Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận tại Hợp đồng này.

    Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của Hợp đồng và có giá trị pháp lý như Hợp đồng.

    Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường.

    Trong quá trình thực hiện công việc thỏa thuận trong văn bản nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

    Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

    Xem thêm: Quy định về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.

    Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

    ĐIỀU 7: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

    Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị pháp lý như nhau. Các bên đã đọc kỹ, hiểu rõ nội dung Hợp đồng và đồng ý ký tên.

                                      BÊN A                                                                         BÊN B

    3. Mẫu hợp đồng góp vốn giữa cá nhân và công ty:

    Tải về mẫu hợp đồng góp vốn giữa cá nhân và công ty

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Xem thêm: Quy định về việc liên doanh với công ty nước ngoài

    HỢP ĐỒNG GÓP VỐN KINH DOANH

    Số:…/…/HĐGVKD

    Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

    Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh và năng lực của các bên.

    Hôm nay, ngày…tháng…năm …, tại…, chúng tôi gồm:

    BÊN NHẬN GÓP VỐN:

    Tên tổ chức          : …

    Trụ sở chính         : …

    Xem thêm: Cách thức chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước

    Mã số thuế           : …do … cấp ngày …/…/…

    Đại diện bởi         : Ông/bà              Chức vụ: …

    (Sau đây gọi tắt là “Bên A”)

    BÊN GÓP VỐN:

    Ông                       : …                           Sinh năm: …

    Chứng minh nhân dân số: …  Ngày cấp: …/…/….   Nơi cấp: …

    Thường trú            : …

    (Sau đây gọi tắt là “Bên B”)

    Xem thêm: Nguyên tắc bố trí, phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước

    Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất và đồng ý ký kết Hợp đồng góp vốn kinh doanh số:…/…/HĐGVKD với các điều khoản sau:

    ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

    Bên B đồng ý góp vốn cho Bên A và cùng với đối tác của Bên A để: …

    ĐIỀU 2: TỔNG GIÁ TRỊ VỐN GÓP VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN

    Tổng giá trị vốn góp Bên A và Bên B góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là:… Nay Bên B góp vốn cho Bên A với số tiền: … VNĐ (Bằng chữ:…) tương đương …% tổng giá trị vốn góp nêu trên.

    ĐIỀU 3: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ

    Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

    Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sau:

    Xem thêm: Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài

    Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

    Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

    Lợi nhuận chỉ được chia khi trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

    Trường hợp các bên cần huy động vốn thêm từ Ngân hàng để đầu tư thực hiện dự án trên đất thì số lãi phải đóng cho Ngân hàng cũng được chia theo tỷ lệ vốn góp.

    ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

    4.1 Quyền của Bên A:

    Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

    Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn

    Xem thêm: Hoạt động kinh doanh bất động sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

    Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

    Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên B có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.

    Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

    4.2 Nghĩa vụ của Bên A:

    Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

    Báo cáo việc thay đổi, bổ sung thành viên góp vốn cho bên A

    Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.

    Xem thêm: Suất vốn đầu tư là gì? Vai trò, công thức tính và cách xác định suất vốn đầu tư?

    Hỗ trợ cho Bên B để thực hiện các giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp này khi có yêu cầu từ Bên B cho bên thứ ba và thực hiện các thủ tục có liên quan cho bên B hoặc bên thứ ba;

    Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

    ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

    5.1 Quyền của Bên B:

    Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

    Yêu cầu bên A cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

    Chuyển nhượng phần vốn góp cho Bên thứ ba nếu được Bên B đồng ý bằng văn bản.

    Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không thanh toán lợi nhuận cho mình và cùng chịu rủi ro với mình hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 4.2. Trong trường hợp này, Bên A phải thanh toán lại toàn bộ giá trị vốn góp cho Bên B và phải chịu phạt vi phạm  theo quy định tại Điều 7 cùng với bồi thường thiệt hại cho Bên B theo thiệt hại thực tế đã xảy ra mà Bên B phải gánh chịu.

    Xem thêm: Có được ký hợp đồng góp vốn cùng mua căn hộ chung cư không?

    Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên A có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.

    Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

    5.2 Nghĩa vụ của Bên B:

    Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;

    Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này

    Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.

    Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu.

    Thông báo trước 01 tháng cho Bên A biết việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Bên thứ ba.

    Xem thêm: Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài

    Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

    ĐIỀU 6: CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG

    – Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, Bên B có quyền đề nghị chuyển nhượng toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng này cho bên thứ ba. Đề nghị chuyển nhượng phải được lập thành văn bản và được sự chấp thuận của bên A.

    – Trước khi ký kết thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng thì bên B phải thanh toán cho bên A các khoản tiền còn thiếu (nếu có).

    – Thỏa thuận chuyển nhượng giữa ba bên sẽ được lập thành văn bản. Bên B sẽ chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ và bên thứ ba chấp thuận, cam kết nhận chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ bên B.

    – Phí chuyển nhượng hợp đồng này cho bên thứ ba do Bên B chịu.

    ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

    – Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận tại Hợp đồng này.

    Xem thêm: Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm

    – Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của Hợp đồng và có giá trị pháp lý như Hợp đồng.

    – Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    – Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn.

    Trong quá trình thực hiện công việc thỏa thuận trong văn bản nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

    – Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

    Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.

    – Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

    ĐIỀU 8: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

    Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản và có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản. Các bên đã đọc kỹ, hiểu rõ nội dung Hợp đồng và đồng ý ký tên.

    BÊN A                                                                           BÊN B

    4. Một số điểm cần lưu ý về hợp đồng góp vốn bằng tiền:

    Trên thực tế, Hợp đồng góp vốn rất ít khi được sử dụng bởi các nhà đầu tư khi chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp, vì lý do đã có điều lệ doanh nghiệp. Việc sử dụng điều lệ có thể đáp ứng được vai trò của một hợp đồng góp vốn trên một số khía cạnh, nhưng về bản chất điều lệ và hợp đồng góp vốn có vai trò khác nhau. Điều lệ với tư cách là một “hiến pháp” của doanh nghiệp, chủ yếu để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quản trị và hoạt động doanh nghiệp.

    Trong khi đó, hợp đồng góp vốn có ý nghĩa nhiều hơn trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các cổ đông/thành viên sáng lập, các điều kiện tiên quyết cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp và các điều kiện ràng buộc giữa các cổ đông/thành viên sáng lập trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu kết hợp tốt, điều lệ cũng có thể quy định các điều khoản của một hợp đồng góp vốn.

    Tuy nhiên, trên thực tế, điều lệ mẫu theo các quy định của pháp luật hiện hành hoặc điều lệ mà các cổ đông/thành viên sáng lập sử dụng thường không có đầy đủ các quy định cần thiết của một hợp đồng góp vốn. Chính vì vậy, hợp đồng góp vốn là cần thiết, đặc biệt là đối với những dự án thành lập doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hoặc có những giao dịch phức tạp.

    Lưu ý trong trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thì pháp luật Việt Nam bắt buộc phải ký hợp đồng, hợp đồng phải được lập theo mẫu theo quy định của pháp luật, và phải được công chứng. Nếu hợp đồng không được lập theo mẫu thì có thể sẽ gặp khó khăn nhất định khi công chứng, công chứng viên có thể sẽ từ chối công chứng. Các nhà đầu tư cần lưu ý rằng mẫu hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo quy định của pháp luật là rất đơn giản và không có đầy đủ các nội dung chi tiết hoặc nội dung thoả thuận riêng biệt. Trong những trường hợp cần thiết, các bên có thể cân nhắc bổ sung thêm các điều khoản vào hợp đồng mẫu nhưng nên tham khảo ý kiến của luật sư và công chứng viên, tránh trường hợp hợp đồng bị từ chối công chứng vì lý do nó phá vỡ cơ bản cấu trúc của hợp đồng mẫu.

    5. Quy định về lập hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh:

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào Luật sư! Cho tôi hỏi trường hợp công ty tôi (Bên A) muốn sử dụng mảnh đất của Bên B thuê từ Bên C. Do hợp đồng thuê giữa Bên B và Bên C có điều khoản “không được phép cho thuê lại” nên Bên A muốn ký với Bên B một hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) để sử dụng khu đất trên. Trong mối quan hệ này thì Bên A sẽ thực hiện kinh doanh và Bên B đóng góp tài sản là khu đất. Như vậy nếu ký HĐHTKD thì có vấn đề gì về mặt pháp lý không? Ưu điểm và rủi ro ở đây là gì? Nghĩa vụ thuế bên nào chịu? Xin trân trọng cảm ơn!?

    Xem thêm: Quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

    Luật sư tư vấn:

    Theo thông tin bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng bản chất của sự việc là bên A muốn thuê lại đất của Bên B nhưng đất này do bên B thuê của bên C và hợp đồng giữa B với C có thỏa thuận “không được phép cho thuê lại”

    Như vậy, nếu trường hợp này bên A ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên B cũng chỉ là để che giấu giao dịch thuê đất và sẽ có rủi ro là hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015:

    “1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

    2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

    quy-dinh-ve-lap-hop-dong-gop-von-hop-tac-kinh-doanh.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Khi đó hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu sẽ thực hiện theo Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Biểu mẫu
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.182 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 2 bình chọn )

    Tags:

    Đầu tư kinh doanh

    Góp vốn đầu tư

    Hợp đồng góp vốn

    Vốn đầu tư


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Vốn là gì? Ý nghĩa, đặc trưng, vai trò và phân loại các loại vốn?

    Vốn là gì? Vốn có tên trong tiếng Anh là gì? Ý nghĩa của vốn? Đặc trưng của vốn? Vai trò của vốn? Phân loại các loại vốn?

    Vốn FDI là gì? Quy định về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam?

    Vốn FDI là gì? Vốn FDI trong tiếng Anh (Foreign Direct Investment) là gì? Các đặc điểm của FDI? Quy định về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam?

    Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội là gì? Tìm hiểu về vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội?

    Vốn đầu tư toàn xã hội là gì? Nội hàm của vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội?

    Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là gì? Vị trí và nhiệm vụ

    Tìm hiểu về vốn đầu tư? Tìm hiểu về kế hoạch khối lượng vốn đầu tư?

    Thông đồng trong kinh doanh là gì? Các hình thức thông đồng trong kinh doanh

    Thông đồng trong kinh doanh là gì? Các hình thức thông đồng trong kinh doanh?

    Vốn khởi nghiệp là gì? Lợi ích và hạn chế của vốn khởi nghiệp

    Vốn khởi nghiệp là gì? Lợi ích và hạn chế của vốn khởi nghiệp?

    Triết lý kinh doanh là gì? Nội dung triết lý và hình thức biểu hiện?

    Triết lí kinh doanh là gì? Nội dung triết lí và hình thức biểu hiện? Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp?

    Vốn đầu tư nước ngoài là gì? Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài?

    Vốn đầu tư nước ngoài là gì? Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Vốn đầu tư trực tiếp; Vốn đầu tư gián tiếp; Các hình thức đầu tư nước ngoài khác.

    Phân tích kinh doanh là gì? Lợi ích của phân tích kinh doanh?

    Phân tích kinh doanh là gì? Lợi ích của phân tích kinh doanh?

    Vốn đầu tư mạo hiểm là gì? Xu hướng trong đầu tư mạo hiểm

    Vốn đầu tư mạo hiểm là gì? Xu hướng trong đầu tư mạo hiểm?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02) mới nhất 2022

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022. Hướng dẫn điền mẫu, khai mẫu, ghi mẫu số HK02 theo quy định mới nhất 2022 của Bộ Công An.

    Thực hiện pháp luật là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?

    Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là việc thực hiện các hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo là gì? Nghĩa vụ của bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu giấy cam kết, văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng

    Mẫu giấy cam kết, đơn xác nhận, văn bản thỏa thuận tài sản riêng chi tiết nhất. Cách thức xác nhận tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Quy định về tủ thuốc cấp cứu, danh mục các loại thuốc cần có

    Quy định về danh mục các loại thuốc trong tủ thuốc của doanh nghiệp? Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc?

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung của vợ chồng mới nhất 2022

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung? Mẫu văn bản từ chối tài sản chung của vợ chồng? Đăng ký tài sản chung của vợ chồng? Căn cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng? Quyền định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng? Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Quy định về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất?

    Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Trình tự thủ tục nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Các bước lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch của doanh nghiệp?

    Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục, hồ sơ cần những gì?

    Tìm hiểu về bản sao giấy khai sinh hợp lệ? Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục làm giấy khai sinh bản sao?

    Doanh thu bán hàng là gì? Công thức tính doanh thu bán hàng?

    Doanh thu bán hàng là gì? Doanh thu bán hàng trong tiếng Anh là gì? Cách tính doanh thu bán hàng? Cách tăng doanh thu bán hàng?

    Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức

    Tìm hiểu về nhận thức? Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức? Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Ví dụ về nghiên cứu định lượng?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Nghiên cứu định lượng trong tiếng Anh là gì? Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng? Đặc điểm và ví dụ của nghiên cứu định lượng? Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính?

    Phản ánh trong tâm lý học là gì? Các hình thức của phản ánh?

    Phản ánh theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin? Sự phản ánh trong tâm lý học là gì? Các loại phản ánh trong tâm lý? Các hình thức của hiện tượng phản ánh trong tâm lý?

    Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8

    Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám năm 1945?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh là gì? Ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Phòng đào tạo là gì? Chức năng, nhiệm vụ của phòng đào tạo?

    Phòng đào tạo là gì? Phòng đào tạo tiếng Anh là gì? Chức năng của phòng đào tạo? Nhiệm vụ của phòng đào tạo trong doanh nghiệp?

    Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội mới nhất

    Nội dung bài tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội? Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội số 1? Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội số 2?

    Đô thị là gì? Đặc điểm, chức năng và cách phân loại đô thị?

    Đô thị là gì? Đô thị trong tiếng Anh là gì? Đặc điểm cơ bản của đô thị? Chức năng cơ bản của đô thị? Phân loại đô thị?

    Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác?

    Tìm hiểu về tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con? Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác? Thủ tục tặng cho quyển sử dụng đất từ bố mẹ cho con?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá