Quy định về việc doanh nghiệp sử dụng hai con dấu. Công ty có được quyền sử dụng nhiều con dấu do có nhiều địa chỉ kinh doanh không?
Quy định về việc doanh nghiệp sử dụng hai con dấu. Công ty có được quyền sử dụng nhiều con dấu do có nhiều địa chỉ kinh doanh không?
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Luật sư Luật Dương Gia! Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau: Công ty tôi là Công ty cổ phần, hiện đang có nhu cầu sử dụng 02 dấu vì Lãnh đạo Công ty quản lý và điều hành từ thành phố Hồ Chí Minh, còn trụ sở văn phòng làm việc thì lại tại tỉnh Quảng Ngãi. Kính nhờ Luật sư hướng dẫn thủ tục đăng ký sử dụng 02 dấu, với các biểu mẫu đính kèm để Đơn vị có thể triển khai thuận lợi hơn.Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.
Về nguyên tắc chung mỗi đơn vị chỉ được phép sử dụng một con dấu theo đúng quy định của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu. Tuy nhiên, như bạn trình bày, do có nhu cầu sử dụng 02 dấu vì Lãnh đạo Công ty quản lý và điều hành từ thành phố HCM, còn trụ sở văn phòng làm việc thì lại tại tỉnh Quảng Ngãi.
Theo quy định của Nghị định 31/2009/NĐ-CP về quản lý sử dụng con dấu sửa đổi Nghị định 58/2001 NĐ-CP
“2. Khoản 1, khoản 2 Điều 6 được sửa đổi như sau:
"1. Mỗi cơ quan, tổ chức và các chức danh Nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu. Trong trường hợp cần có thêm con dấu thứ hai cùng nội dung như con dấu thứ nhất phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu thứ nhất.
Các cơ quan, tổ chức có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ, thẻ, chứng minh nhân dân, thị thực, visa có dán ảnh thì được khắc thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ để phục vụ cho công tác, nghiệp vụ, nhưng phải được cơ quan, tổ chức đã ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức đó cho phép, nội dung con dấu phải giống con dấu thứ nhất.
2. Con dấu làm xong phải được đăng ký mẫu tại cơ quan Công an và chỉ được sử dụng sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu. Cơ quan, tổ chức bị mất Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu, phải đề nghị cơ quan Công an nơi đã cấp cấp lại. Việc đăng ký mẫu dấu phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Nghiêm cấm việc tự sửa chữa nội dung con dấu sau khi đã đăng ký. Cơ quan, tổ chức khi bắt đầu sử dụng con dấu mới phải thông báo giới thiệu mẫu con dấu mới".
Bạn lưu ý: “Cơ quan, tổ chức cần có thêm con dấu thứ hai có nội dung giống con dấu thứ nhất là cơ quan, tổ chức có trụ sở khác ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính, có người thay mặt cơ quan, tổ chức làm việc trực tiếp tại trụ sở đó và có nhu cầu sử dụng con dấu thứ hai”.
Nếu bên bạn có nhu cầu sử dụng hai con dấu phải đảm bảo các nội dung nêu trên thì mới được phép sử dụng hai con dấu.
Về thủ tục làm sẽ tuân thủ theo quy định của Thông tư số 07/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2010.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thủ tục làm con dấu thứ hai
+ Đối với tổ chức kinh tế: Tùy từng tổ chức kinh tế, thủ tục làm con dấu thứ hai phải có một trong những giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động của nơi có trụ sở chính và nơi đặt trụ sở thứ hai;
+ Đối với các cơ quan, tổ chức khác: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền thành lập và cho phép sử dụng con dấu tại nơi đặt trụ sở thứ hai.
Cơ quan Công an nơi đăng ký con dấu thứ nhất có trách nhiệm xem xét, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục làm, đăng ký và quản lý con dấu thứ hai theo đề nghị của cơ quan, tổ chức.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định về sử dụng con dấu của doanh nghiệp mới nhất
– Thủ tục làm dấu tròn cho công ty
– Hỏi về vấn đề con dấu doanh nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí