Tự bảo vệ quyền sở hữu có thể hiểu là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tự mình thực hiện bất kì một biện pháp nào mà pháp luật không cấm để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình.
Tự bảo vệ quyền sở hữu có thể hiểu là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tự mình thực hiện bất kì một biện pháp nào mà pháp luật không cấm để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình.
Điều 255 Bộ luật dân sự (BLDS) có quy định:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng các quy định của pháp luật”.
Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự và nguyên tắc hòa giải. Quan hệ tài sản dựa trên cơ sở bình đẳng, độc lập giữa các chủ thể tham gia. Vì vậy, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu các chủ thể khác tôn trọng quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Khi nảy sinh tranh chấp, pháp luật luôn khuyến khích các bên chủ thể chủ động thương lượng, hoà giải. Hòa giải là cách thức chủ yếu để chủ thể của quyền sở hữu tự bảo vệ quyền sở hữu của mình.
Có rất nhiều hình thức tự bảo vệ quyền sở hữu, trong đó phổ biến nhất các hình thức sau: Truy tìm và đòi lại tài sản; yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp;yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quyền tự bảo vệ quyền sở hữu không có nghĩa là chủ sở hữu có quyền tuyệt đối, mà khi thực hiện những quyền này chủ sở hữu bị giới hạn nhất định. Sở dĩ bị giới hạn như vậy nhằm ngăn ngừa chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp vượt quá quyền được cho phép, làm xâm hại đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Chẳng hạn các hành vi: giăng lưới điện quanh vườn cây, ao cá; đào hố bẫy trộm trong ruộng, vườn để bảo vệ v.v… tuy có mục đích là để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình nhưng dẫn đến hậu quả chết người ( kể cả người có hành vi ăn trộm) đều bị coi là hành vi trái pháp luật, nếu thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp người chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không có năng lực hành vi dân sự để tự mình thực hiện việc bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp thì có thể thông qua người giám hộ. Người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người chủ sở hữu,người chiếm hữu hợp pháp bị mất năng lực hành vi dân sự đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ( khoản 3, khoản 4 Điều 65 BLDS). Nếu người giám hộ lợi dụng việc thay người chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện việc bảo vệ để tư lợi, chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư
Trên thực tế, biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình là biện pháp diễn ra phổ biến nhất và cũng có hiệu quả nhất.. Tuy nhiên sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta đồng thời cũng kéo theo những hệ lụy tiêu cực, khiến cho việc xâm phạm quyền sở hữu ngày một gia tăng với mức độ phức tạp hơn nên phương thức này đang dần mất đi hiệu quả.
– Ưu điểm:
+) có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thời gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp.
+) Có tính kịp thời , nhanh chóng và tạo khả năng ngăn chặn hành vi vi phạm ngay từ đầu.
+) không bị gò bó về thủ tục tiến hành các biện pháp tự bảo vệ miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
+) phát huy truyền thống “dĩ hòa vi quý” tốt đẹp của dân tộc.
+) Đề cao sự tự định đoạt, áp dụng triệt để nguyên tắc tự thỏa thuận.
– Nhược điểm:
Hiệu quả thực tế không cao do không được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước và bị phụ thuộc rất nhiều vào ý chí , thái độ của người có hành vi vi phạm, cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp.