Di sản thừa kế là gì? Quy định về thủ tục thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế?
Trong trường hợp một người vị một lý do nào đó mà chết đi thì phần tài sản của người đó bao gồm tài sản riêng của người chết và tài sản của người chết trong khối tài sản chung thì được xem là di sản thừa kế. Vậy phần di sản thừa kế này theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ được chia theo thừa kế và sau đó thì được chia theo pháp luật. nhưng đối với một số người họ được người khác định đoạt cho phần di sản thừa kế nhưng họ không mong muốn và không có nhu cầu nhận phần di sản này, nhưng cũng không có cách nào để từ chối phần di sản thừa kế đúng pháp luật đó. Chắc hẳn đấy cũng là một trong số vấn đề còn nhiều băn khoăn và vướng mắc, để làm rõ vấn đề này, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia xin cũng cấp tới quý khách hàng nội dung tư vấn chi tiết về vấn đề quy định về thủ tục thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế, cụ thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Di sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Điều 612
Từ đó, Di sản thừa kế được khẳng định là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống và được quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
“Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.”
Do đó, mà tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại. Mặt khác, di sản thừa kế theo như quy định của pháp luật hiện hành thì không bao gồm nghĩa vụ của người chết. Chính vì thế mà trong trường hợp người có tài sản để lại trước khi chết thì họ vẫn còn có cả nghĩa vụ về tài sản nếu như người này có các khoản nợ chưa được thanh toán thì phần tài sản này phải được dùng để thanh toán, do đó, thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh toán bằng tài sản của người chết. Sau khi đã thực hiện xong việc thanh toán thì phần tài sản còn lại sẽ được pháp luật Dân sự hiện hành xác định là di sản thừa kế và được chia theo di chúc hay là chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người có tài sản chết và không để lại di chúc theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về thủ tục thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế
Từ chối được hiểu là việc không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu. Do vậy mặc dù pháp luật không định nghĩa như thế nào từ chối nhận di sản, nhưng có thể hiểu từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi thể hiện ý chỉ của cá nhân khi được nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại. Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền từ chối nhận di sản được quy định tại Điều 620 một cách khá chi tiết và cụ thể.
Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
Từ quy định nêu ở trên thì để từ chối nhận di sản đó là chủ thể phải có quyền từ chối. Hay nói cách khác họ phải là người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc. Nếu họ không thuộc vào những trường hợp được hưởng di sản thì việc từ chối hay không từ chối không có ý nghĩa gì. Mọi hành động lấy việc từ chối nhận di sản để trốn nghĩa vụ tài sản của người chết để lại (vì hiểu lầm) hay nghĩa vụ tài sản của mình đều bị pháp luật nghiêm cấm. Theo quy định của pháp luật khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại”. Đối với việc từ chối nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của bản thân mình với người khác thì cũng ngay tại điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015, pháp luật cũng nghiêm cấm điều này. Bên cạnh đó thì tại khoản 2 Điều 620 cũng có quy định về việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản (Khoản 2 Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015). Việc thực hiện quyền sở hữu như vậy vi phạm điều 160 Bộ luật dân sự năm 2015: “không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”
Nếu người thừa kế này đã từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì phần tài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa kế còn lại. Đồng thời, người từ chối nhận di sản cần phải thực hiện các bước thủ tục theo luật định tại khoản 2, 3 điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015, theo như quy định này thì việc từ chối nhận di sản của người thừa kế phải được lập thành văn bản gửi cho người cùng thừa kế. Sau đó, người tiến hành chia di sản và công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn từ chối nhận di sản của người thừa kế phải là 6 tháng, kể từ ngày người tiến hành chia di sản mở thừa kế.
Trình tự, thủ tục nhằm từ chối quyền nhận di sản thừa kế sẽ bảo gồm các bước sau:
Bước 1: Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan có thẩm quyền công chứng trong hoặc ngoài trụ sở nhà nước. Theo đó, hồ sơ từ chối quyền nhận di sản thừa kế bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Văn bản từ chối nhận di sản do người từ chối nhận di sản lập trong đó có cam kết việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác hay cá nhân mình;
– Bản sao giấy từ tùy thân của người từ chối ( CMTND hay Hộ chiếu )
– Bản sao hộ khẩu (hoặc giấy tờ thay thế) của người từ chối;
– Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản;
– Di chúc( nếu có );
– Bản sao giấy chứng minh quyền đăng kí sở hữu, sử dụng tài sản và các giấy tờ lên quan của người để lại di sản.
Công dân xuất trình bản chính của giấy tờ đã nộp bản sao để đối chiếu; Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, viết giấy hẹn (nếu có); trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn công dân làm lại theo đúng quy định;
Bước 2: Công chức UBND cấp xã kiểm tra nội dung các giấy tờ liên quan và chứng thực; Trường hợp không thể chứng thực thì thông báo lý do cho công dân biết.
Bước 3:Công dân đến nhận kết quả nộp lại giấy biên nhận nộp hồ sơ, nộp lệ phí theo quy định.
Như vậy, Không phải người chết cứ định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết thì những người còn sống phải tuân thủ như vậy. Mà theo như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người được người khác định đoạt tài sản thừa kế vẫn có quyền từ chối nhận di sản được pháp luật công nhận và bảo đảm. Tất nhiên, việc từ chối này phải thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định thì mới có giá trị. Trong đó chủ thế phải là người có quyền từ chối nhận di sản, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản, và phải gửi đến cho người quản lý di sản, những người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết, việc từ chối nhận di sản phải không nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác và cuối cùng là việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Việc từ chối nhận di sản thì chủ thể có quyền từ chối thực hiện theo trình tự thủ tục như đã được nêu ở trên để việc từ chối nhận di chúc đạt kết quả cao nhất.