Việc trao đổi, mua bán tài sản là nhu cầu thiết yếu của các cá nhân, tổ chức hiện nay. Khi ký kết hợp đồng trao đổi tài sản các bên phải thực hiện việc công chứng theo quy định của pháp luật. Vậy, quy định về thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1.Tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng trao đổi tài sản:
Hợp đồng trao đổi tài sản là loại hợp đồng được quy định rất cụ thể trong
Cũng theo quy định của Bộ luật dân sự ta có thể xác định được hợp đồng trao đổi tài sản là loại hợp đồng song vụ bởi các bên tham gia ký kết hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hơn thế nữa loại hợp đồng này còn có tính đền bù thể hiện ở chỗ hợp đồng này có phát sinh lợi ích vật chất cho các bên tham gia ký kết.
Khi tham gia ký kết hợp đồng trao đổi tài sản một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên còn lại trao đổi tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền.
Đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng trao đổi tài sản thì bên giao tài sản được xem là bên bán còn bên nhận tài sản được xem là bên mua. Do vậy, các quy định liên quan đến
2. Quy định về thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản:
Như chúng ta đã biết, theo quy định của
Ở phần mục trên chúng ta cũng đã xác định được hợp đồng trao đổi tài sản là một loại hợp đồng dân sự, việc công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cũng cần tuân theo những nguyên tắc, quy định của pháp luật. Cụ thể là:
2.1. Quy định về hồ sơ công chứng hợp đồng trao đổi tài sản:
Căn cứ theo quy định tại điều 40,
Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cần chuẩn bị phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
Thứ hai: Cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cần chuẩn bị bản dự thảo hợp đồng. Tùy theo nhu cầu các cá nhân, tổ chức có thể chuẩn bị một hoặc nhiều bản để tiến hành công chứng;
Thứ ba : Chuẩn bị và xuất trình giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản chính);
Thứ tư: Cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến tài sản mà mình trao đổi, ví dụ như giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó (bản chính)
Thứ năm: Cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cần chuẩn bị các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng. Ví dụ như
2.2. Quy định về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu ở trên thì người có yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản nộp hồ sơ đến tổ chức hành nghề công chứng để tiến hành công chứng. Theo đó trình tự công chứng hợp đồng trao đổi tài sản tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện như sau:
Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu, thực hiện việc kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì công chứng viên tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Sau đó công chứng viên phải giải thích cho người yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản về các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về thủ tục công chứng hợp đồng và giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng trao đổi tài sản.
Công chứng viên ngoài việc kiểm tra thành phần hồ sơ thì còn phải kiểm tra rõ các vấn đề như năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản,…. Trường hợp nếu phát hiện người yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì công chứng viên phải tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp nếu có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
Bên cạnh đó, công chứng viên cũng phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa bản dự thảo hợp đồng trao đổi tài sản do người yêu cầu công chứng mang đến có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Sau khi công chứng viên đã kiểm tra đầy đủ các thông tin trong hợp đồng trao đổi tài sản thì cho người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng trao đổi tài sản thì ký vào từng trang của hợp đồng và công chứng viên có trách nhiệm ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.
2.3. Thời hạn thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản:
Theo quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản là không quá 02 ngày làm việc. Đối với những hợp đồng trao đổi tài sản có hình thức tạp cần phải kiểm tra, xác minh nhiều thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Theo đó thì thời hạn công chứng là thời hạn tình từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng.
3. Không công chứng hợp đồng trao đổi tài sản có được không?
Liên quan đến vấn đề có bắt buộc phải công chứng hợp đồng trao đổi tài sản hay không thì ta căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 455 Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định này thì có thể thấy rằng khi ký kết hợp đồng trao đổi tài sản các bên phải soạn thảo hợp đồng này bằng văn bản và phải tiến hành công chứng, chứng thực hoặc đăng ký nếu pháp luật có quy định.
Bên cạnh đó, tại điều 129 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về những giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ về hình thức. Theo quy định này thì ta có thể hiểu rằng đối với những loại hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà các bên không thực hiện việc công chứng, chứng thực hợp đồng đó thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Do vậy khi ký kết hợp đồng trao đổi tài sản các bên bắt buộc phải tiến hành công chứng hợp đồng thì hợp đồng này mới có có giá trị pháp lý, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các điều khoản thỏa thuận khác trong hợp đồng được thực hiện.
Tóm lại, hợp đồng trao đổi tài sản là loại hợp đồng bắt buộc phải tiến hành công chứng, chứng thực. Khi tiến hành công chứng hợp đồng trao đổi tài sản các bên cần tuân theo các quy định của pháp luật công chứng về hồ sơ, trình tự thủ tục cũng như thời gian thực hiện việc công chứng hợp đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015.