Các vấn đề pháp lý chung về thời hiệu được quy định trong "Bộ luật dân sự 2015".
Điều 154 “Bộ luật dân sự 2015” quy định thời hiệu như sau:
“Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.”
Trong giao lưu dân sự chủ thể tham gia quan hệ dân sự được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Sự ổn định của các quan hệ dân sự là một trong những mục đích điều chỉnh của pháp luật dân sự. Mặt khác, đối tượng của giao lưu dân sự chủ yếu là tài sản để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, cho nên tài sản luôn có sự thay đổi về hình thức và tính năng, tác dụng. Cùng với sự thay đổi về thời gian thì tài sản có thể không còn tồn tại. Do vậy, pháp luật đã quy định một thời hạn nhất định cho sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự, thời hạn này được gọi là thời hiệu. Sự thừa nhận thời hiệu là một trong những biện pháp của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu khách quan của pháp luật là bảo đảm trật tự xã hội, công bằng xã hội. Nếu không quy định thời hiệu, mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự luôn bị đe dọa bởi tranh chấp có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của họ.
Vậy thời hiệu được xác định theo một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, thời hạn được coi là thời hiệu luôn luôn là một khoảng thời gian cụ thể (được xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc) do pháp luật quy định, các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự không thể kéo dài hoặc rút ngắn thời hạn này.
1, Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
a. Khái niệm, đặc điểm
-Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
Ví dụ: Trường hợp vật bị đánh rơi, bỏ quyên mà sau 1 năm kể từ ngày
-Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
b. Cách tính thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục và được tính từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có gián đoạn thì thời hiệu được tính lại từ lúc đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
Khoản 1 Điều 157 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự :
“Trong trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.”
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong những sự kiện sau đây:
– Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền nghiã vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu.
– Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp.
– Thời hiệu cũng được tính liên tục trong các trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao cho người khác.
2,Thời hiệu khởi kiện, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
a.Khái niệm, đặc điểm về thời hiệu khởi kiện, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
* Về thời hiệu khởi kiện
Khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà đương sự được quyền yêu cầu cơ quan
Thời hiệu khởi kiện đối với các vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2005:
– Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng dân sự:
Theo quy định tại Điều 427 Bộ luật dân sự 2005:
“Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.”
Đây là một khái niệm mang tính chất chung, đối với mỗi loại vụ việc khác nhau sẽ có ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm khác nhau.
-Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Bời thường thiệt hại ngoài hợp đồng là vấn đề khá phức tạp bởi lẽ nó thường là mốt quan hệ giữa những người mà trước đó họ chưa từng xác lập quan hệ dân sự với nhau, sự việc xảy ra bất ngờ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn thiệt hại về sức khỏe, tính mạng.Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 hiện hành:“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.” (Điều 607)
-Thời hiệu khởi kiện về thừa kế:
Điều 645 Bộ luật dân sự quy định:
“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy liên quan đến vấn đề thừa kế có hai loại thời hiệu cần phải phân biệt rõ ràng là thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền thừa kế và thời hiệu tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
-Thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật dân sự 2005:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Hậu quả pháp lí của việc xác lập giao dịch dân sự là phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Khi tham gia vào một giao dịch dân sự, mỗi chủ thể đều nhằm đạt được mục đích nhất định, quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên chỉ phát sinh khi giao dịch dân sự có hiệu lực. Việc quy định thời hiệu khởi kiện là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn với thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế ở Việt Nam.
* Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
Nhìn chung, qua quy định của pháp luật các nước và theo thông lệ quốc tế, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mang hai đặc điểm cơ bản:
– Thứ nhất, nó là loại thời hạn do pháp luật quy định không phải là thời hạn do các bên trong quan hệ dân sự thỏa thuận. Việc không tuân thủ thời hạn đã được pháp luật quy định có thể làm phát sinh các hậu quả pháp lý nằm ngoài ý chí của chủ thể. Trong đó, bên có quyền có thể mất quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho mình và bên có nghĩa vụ có thể được miễn trừ nghĩa vụ đối với bên có quyền. Việc miễn trừ nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ có thể không là đương nhiên mà phụ thuộc vào ý chí của chính họ;
– Thứ hai, nó là thời hạn cho phép chủ thể thực hiện quyền yêu cầu Tòa án công nhận, bảo vệ quyền dân sự không liên quan đến các hoạt động tố tụng của Tòa án trong thụ lý đơn và giải quyết yêu cầu của chủ thể. Tòa án không được tự viện dẫn đã hết thời hiệu để từ chối giải quyết vụ việc dân sự.
b. Cách tính thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Như vậy, để xác định đúng thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp đó có được văn bản pháp luật nào khác quy định về thời hiệu khởi kiện hay không. Điều quan trọng thứ hai là phải xác định đúng ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 162 Bộ luật dân sự 2005 quy định về các trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, theo đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp:
“1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
b) Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
c) Các bên đã tự hoà giải với nhau.”
Như vậy, xác định thời hiệu tức là xác định ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bắt đầu từ khi một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ mà không nhất thiết phải có tranh chấp giữa các bên.Việc xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu của các chủ thể. Hơn nữa viêc xác định này còn ảnh hưởng lớn tới việc kết thúc thời hiệu.
Trong các yếu tố cấu thành thời hiệu thì giữa bắt đầu và kết thúc thời hiệu có sự tác động và ảnh hưởng mang tính quyết định. Tuy nhiên, sự tác động này chỉ mang tính một chiều, bắt đầu thời hiệu có ý nghĩa quyết định đối với kết thúc thời hiệu. Sẽ không có kết thúc thời hiệu nếu không có bắt đầu. Tuy không có tính độc lập nhưng kết thúc thời hiệu lại là căn cứ xác định các chủ thể còn hay không còn quyền khởi kiện, là mốc đánh dấu ranh giới giữa còn và không còn yêu cầu khởi kiện. Trong pháp luật của Việt Nam hay trên thế giới, ý nghĩa này của kết thúc thời hiệu vẫn luôn được thừa nhận.
Việc tính đúng thời điểm phát sinh thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động tố tụng của Tòa án, cũng như trong công nhận và bảo vệ quyền cho chủ thể dân sự. Thời điểm phát sinh thời hiệu trong pháp luật Việt Nam thường ấn định thông qua một sự kiện. Việc quy định như vậy cũng có ưu điểm, rõ ràng cho Tòa án vận dụng tính thời hiệu trong giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, quy định này không phản ánh đúng thực tiễn quan hệ dân sự và có phần không công bằng đối với chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc các bên trong giao dịch.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Được quy định tại Điều 161 “Bộ luật dân sự 2015”:
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
– Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
Do các sự kiện trên là khách quan, nó không phụ thuộc vào ý chí và nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể có quyền nên cho dù khoảng thời gian đó là bao lâu thì nó cũng không thể được tính vào thời hiệu, trừ trường hợp chứng minh chủ thể có quyền cố tính kéo dài xảy ra sự kiện.