Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài? Điều kiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài? Hình thức chuyển lợi nhuận ra nước ngoài? Thời điểm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài? Thủ tục chuyển lợi nhuận ra nước ngoài?
Trong hoạt động kinh doanh, việc chuyển lợi nhuận thu được từ đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ra nước ngoài luôn là một trong những vấn đề dành được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài khi kinh doanh tại Việt Nam đều phải tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài để đảm bảo các quyền lợi của mình. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu các quy định về điều kiện, thời điểm để chuyển lợi nhuận từ Việt Nam ra nước ngoài, thủ tục để chuyển được lợi nhuận ra nước ngoài.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý
–
– Thông tư 06/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26 tháng 06 năm 2019 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
1. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Trên thực tế, ta có thể hiểu lợi nhuận như sau: Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đã sử dụng để đầu tư vào hoạt động sản xuất nhằm mục đích để đạt được mức doanh thu ấy. Không những thế, lợi nhuận còn được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, sản xuất,… của các doanh nghiệp. Ngoài ra, lợi nhuận cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ các hoạt động sản xuất hay kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở khái niệm về lợi nhuận, ta nhận thấy lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, sau khi nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng được sử dụng các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày mua được ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.
Các tài sản được phép chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài:
Theo quy định của Luật đầu tư 2020, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây, cụ thể là:
– Thứ nhất: Các tài sản là vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư.
– Thứ hai: Các tài sản được thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh.
– Thứ ba: Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
2. Điều kiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Nhà đầu tư sẽ được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam và chỉ khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính, nhà đầu tư nước ngoài mới được thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Ngoài ra, theo Thông tư 186/2010/TT-BTC của Bộ tài chính điều kiện để nhà đầu tư chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi thỏa mãn các nội dung sau đây:
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận và không còn số lỗ lũy kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đã nộp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính đó cho cơ quan quản lý thuế.
3. Hình thức chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Theo quy định của pháp luật thì lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Đối với lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền sẽ thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bởi các nguyên nhân sau:
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp do giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp do thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư làm thay đổi pháp nhân ban đầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong trường hợp này thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Thay vào đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp sẽ sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của mình mở tại ngân hàng được phép để chuyển nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài.
Đối với lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật được chuyển ra nước ngoài là các loại hàng hóa không thuộc trường hợp cấm xuất khẩu.
Hàng hóa được thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa và quy định của pháp luật liên quan tại Việt Nam.
4. Thời điểm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài phải là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định. Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa và quy định của pháp luật liên quan.
Theo quy định của
Thứ nhất: Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hàng năm.
Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài khi kết thúc năm tài chính, sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Thứ hai: Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt nam.
Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế.
5. Thủ tục chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện thông báo chuyển lợi nhuận ra nước ngoài gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài đó tham gia đầu tư, trước khi thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất là bảy ngày làm việc.
Thông báo chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 186/2010/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của luật đầu tư.
Thủ tục thông báo về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
Trình tự thực hiện thông báo về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo mẫu được quy đính sẵn và gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, trước khi thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất bảy ngày làm việc.
– Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
+ Đối với trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
+ Đối với trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
Cách thức thực hiện:
– Các cá nhân, tổ chức có thể nộp thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế.
– Các cá nhân, tổ chức có thể gửi thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài qua hệ thống bưu chính.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
Mẫu thông báo chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Không phải trả lại kết quả cho người nộp thuế.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thuế.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ gửi đến cơ quan Thuế không có kết quả giải quyết.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu thông báo chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.