Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận sau thuế mới nhất?

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận sau thuế mới nhất? Một số vấn đề cần lưu ý về lợi nhuận sau thuế?

Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ thuế và các loại chi phí. Vậy lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận sau thuế mới nhất như thế nào?

1. Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như “lợi nhuận ròng”, “lãi ròng”. Nó là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí và tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Khi kết thúc năm tài chính, mỗi một doanh nghiệp sẽ tiến hành quyết toán thuế và đóng thuế TNDN cho Nhà nước và khoản tiền còn lại sau quá trình đó chính là lợi nhuận ròng. Phần lợi nhuận này sẽ được dùng để chia cho các cổ đông (dưới dạng cổ tức), lập quỹ hoặc để dành để đầu tư cho các dự án trong tương lai gần của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế cao thì chứng tỏ doanh nghiệp ấy đã hoạt động rất hiệu quả. Nó cũng đồng nghĩa rằng doanh nghiệp thu về được nhiều lợi nhuận, các cổ đông của công ty cũng nhờ thế mà được hưởng nhiều lợi ích hơn. Lãi ròng cũng là cơ sở để doanh nghiệp nhìn vào và nhận biết được họ đã kiểm soát chi phí tốt hay chưa.

Khi kết thúc 1 năm tài chính, các doanh nghiệp phải tiến hành quyết toán báo cáo tài chính, quyết toán thuế và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Phần lợi nhuận còn lại sau khi quyết toán và đóng thuế xong xuôi  chính là lợi nhuận sau thuế.

Thường thì vào thời điểm cuối năm, phần lợi nhuận này sẽ được chia cho các cổ đông dưới dạng chia cổ tức, sau đó trích lập các loại quỹ theo điều lệ của công ty hoặc giữ lại để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh các năm sau.

Lợi nhuận sau thuế trong tiếng Anh là “After Tax Profit”, là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu trừ hết các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất và tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế:

  • Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng trực tiếp đến nội bộ của doanh nghiệp. Nó là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc các cổ đông được phép sử dụng và nó là thước đo để xem việc buôn bán, kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Đặc biệt với trường hợp công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên, lợi nhuận sau thuế chính là cơ sở để các cổ đông xem xét người quản trị doanh nghiệp hiện tại có đủ năng lực để điều hành doanh nghiệp hay không, họ sẽ cân nhắc đổi người nếu người đương nhiệm làm việc không hiệu quả
  • Lợi nhuận ròng là minh chứng để chứng minh doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không. Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào % lãi ròng trên tổng doanh thu, nếu con số ấy lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển vượt bậc từng ngày và họ sẽ an tâm để đầu tư vào doanh nghiệp đó.
  • Lợi nhuận sau thuế cao thì doanh nghiệp sẽ dễ tiến hành vay vốn bên ngoài hơn. Muốn vay được tiền từ ngân hàng thì bạn phải chứng minh được khả năng tài chính của mình và phần lãi ròng chính là bằng chứng tốt nhất để ngân hàng nhìn vào và cho phép doanh nghiệp của bạn vay vốn.

2. Công thức tính lợi nhuận sau thuế mới nhất:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN.

Lưu ý: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế là tổng chi phí và thuế thu nhập, nếu giảm mức chi phí và thuế TNDN xuống thấp nhất đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế sẽ giảm xuống.

Tính lợi nhuận ròng để biết lợi nhuận chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số doanh thu của doanh nghiệp, thông qua đó đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không? Hiệu quả ở mức độ nào?. Và sau đây là cách tính lợi nhuận ròng:

Lợi nhuận ròng = tổng doanh thu - (30% chi phí + 10%VAT) – 20% thuế doanh nghiệp.

Lưu ý: Lợi nhuận ròng chịu tác động không nhỏ từ chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, để tăng lợi nhuận ròng thì cần phải tiết kiệm khoản chi phí này. Mức chi phí hoạt động của doanh nghiệp hiện nay thường dao động ở mức 5%.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chính là phần lợi nhuận sau thuế nhưng chưa sử dụng đến phần lợi nhuận này, được giữ nguyên và treo trên TK 4211 (Tài khoản lợi nhuận chưa phân phối) trong bảng cân đối kế toán.

Sau khi kết thúc báo cáo quyết toán, các doanh nghiệp sẽ họp đại hội cổ đông để quyết định trích lập các quỹ dự phòng: Ví dụ: quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…và chia cổ tức. Trường hợp không chia cổ tức hằng năm thì phần lợi nhuận này được giữ lại, cộng dồn và khoản này gọi là lợi nhuận chưa phân phối.

Dưới đây là các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế:

  • Giá gốc sản phẩm:  Giá gốc nhập của sản phẩm vào càng xuống thấp thì lãi ròng càng cao. Doanh nghiệp nên tìm nhiều nguồn hàng khác nhau để chọn ra nguồn hàng lý tưởng nhất, giá ổn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
  • Khoản chi hoạt động của doanh nghiệp: Chi phí công việc càng tăng cao thì lợi nhuận ròng càng giảm. Vì thế doanh nghiệp cần tìm ra cách để tổng mức khoản chi tối đa chỉ chiếm 30% doanh thu, không vượt quá con số này.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nào cũng phải nộp thuế theo đúng quy định, không có trường hợp ngoại lệ. Muốn có lãi sau khi trừ thuế và các chi phí thì doanh nghiệp phải xem xét nâng giá thành sản phẩm, giảm thành quả vật liệu… để tạo ra lãi cho mình

3. Một số vấn đề cần lưu ý về lợi nhuận sau thuế:

- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng

- Bù lỗ của các năm trước khi số lỗ đó đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

- Trích 10% lợi nhuận sau thuế vào quỹ dự phòng tài chính, tối đa số dư quỹ bằng 25% VĐL

- Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm nêu ra trong đây được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.

- Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập

- Còn lại phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty.

So sánh lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế là hai chỉ số rất được quan tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư. Tuy nhiên, giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có sự khác nhau, chi tiết thể hiện ở bảng sau:

Tiêu chí so sánh Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế
Giống nhau Đều là con số thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh
Khác nhau
Khái niệm Lợi nhuận trước thuế chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được trước khi nộp thuế và tiền lãi phải trả Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được sau khi trừ đi tổng chi phí và thuế phải nộp nhà nước. Lợi nhuận sau thuế còn được gọi là lợi nhuận ròng (lãi ròng).
Công thức tính Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN
Ý nghĩa

- Giúp đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

- Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để các nhà đầu tư so sánh và đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý

- Nhận được sự chú trọng của nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích tài chính hơn là các doanh nghiệp

- Lợi nhuận sau thuế cho thấy công ty kiểm soát chi phí của mình như thế nào.

- Lợi nhuận sau thuế quyết định công ty, doanh nghiệp kinh doanh tốt hay không, lời hay lỗ. Nếu lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0 thì công ty kinh doanh thua lỗ và ngược lại nếu lớn hơn 0 thì công ty kinh doanh có lãi.

- Thông qua lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp có thể dễ dàng biết các tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/tài sản, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Tình hình lợi nhuận trước thuế của một số ngân hàng năm 2020

Năm 2020 là một năm được đánh giá có nhiều biến động của nền kinh tế khi dịch bệnh Covid-19 đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề. Trong đó, lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo kết quả kinh doanh sơ bộ 9 tháng đầu năm 2020 của các ngân hàng cho thấy, bức tranh lợi nhuận vẫn khá khả quan và đi theo chiều hướng tích cực. Theo đó, dù phải đối mặt với khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra nhưng nhìn chung các ngân hàng đã gần đi đến mục tiêu cả năm. Cùng tìm hiểu lợi nhuận trước thuế của một số ngân hàng trong quý III/2020 sau đây:

Ngân hàng Techcombank

Kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2020 vừa được Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố cho thấy kết quả khá ấn tượng dù chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Theo đó, 9 tháng năm 2020, Techcombank có lợi nhuận trước thuế đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2019. Con số này tương đương 82,4% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) đã thông qua.

Ngân hàng MB

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) trong 9 tháng năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ghi nhận ở mức 8.134 tỷ đồng, tăng 6,8%. Riêng ngân hàng mẹ đạt 7.369 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.

Ngân hàng ACB

Theo báo cáo tài chính, trong 9 tháng năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ACB ghi nhận đạt 6.411 tỷ đồng, cao hơn 15% so với cùng kỳ 2019, tương đương 84% kế hoạch 2020.

Ngân hàng TPbank

Kết thúc quý III/2020, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 3.024 tỷ đồng, tăng 25,78% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 74,33% kế hoạch cả năm.

Ngân hàng MSB

Kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2020 của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) ghi nhận sự bứt phá khi lợi nhuận trước thuế cán mốc trên 1.666 tỷ đồng, đạt gần 116% kế hoạch năm (vượt kế hoạch của cả năm 2020)

Ngân hàng Vietcombank

Xét về lợi nhuận, Vietcombank vẫn là ngân hàng dẫn đầu thị trường về mức lợi nhuận. Theo đó, quý III/2020,  lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Vietcombank đạt 15.965 tỷ đồng.

Ngân hàng VIB

Theo báo cáo tài chính của Ngân hàng Quốc tế VIB, lợi nhuận trước thuế đạt 4.025 tỷ đồng (mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm của VIB là 4.500 tỷ đồng) tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Và rất nhiều các ngân hàng khác cũng có mức tăng lợi nhuận trước thuế: Eximbank (1.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), Sacombank (2.573 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế),...

Kết luận: Lợi nhuận sau thuế quyết định công ty, doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay phải chịu lỗ. Giá trị của lợi nhuận sau thuế cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Ngược lại, giá trị này nhỏ hơn 0 nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ và cần đưa ra phương hướng hay chiến lược kinh doanh mới cho công ty, doanh nghiệp. Giá trị lợi nhuận sau thuế lớn hơn 0 và càng lớn thì công ty càng có lãi lớn.

Bởi vậy, người có nhiệm vụ phân tích tài chính cho doanh nghiệp, công ty chỉ có thể sử dụng tìm hiểu lợi nhuận sau thuế tính như thế nào để so sánh doanh nghiệp với tỉ số bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác nhưng cùng ngành và đặc biệt phải so sánh cùng một thời điểm. Tỷ số lợi nhuận ròng  phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và từng ngành nghề kinh doanh.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )