Khi tiến hành phiên tòa hình sự, thì các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng phải tuân theo những quy định và nội quy về tiến hành phiên tòa để phiên tòa được tiến hành theo trật tự, thể hiện sự uy nghiêm cũng như góp phần đảm bảo cho công tác xét xử đạt hiệu quả cao.
Mục lục bài viết
1. Nội quy phiên tòa là gì?
Nội quy phiên tòa chính là những quy định được đặt ra mà các cá nhân khi tham gia phiên tòa phải tuân theo, nhằm đảm bảo cho phiên tòa được diễn ra liên tục, đảm bảo tính an toàn, trật tự và giúp hoạt động xét xử đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Quy định về nội quy tổ chức phiên tòa:
Tại
“Điều 256. Nội quy phiên tòa
1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.”
Tại Thông tư số 02/2017/TT- TANDTC quy định ban hành về Quy chế phiên tòa thay cho Thông tư số 02/2014/TT- CA năm 2014 của Chánh án ban hành Quy chế phiên tòa. Trong thông tứ số 02/2017/TT- TANDTC hướng dẫn quy định về nội quy phiên tòa chi tiết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể như sau:
“Điều 2. Nguyên tắc tổ chức phiên tòa
1. Phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm và thành phần những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp hoãn phiên tòa thì thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa phải ghi rõ trong giấy báo mở lại phiên tòa.
2. Phiên tòa được tổ chức công khai, trừ trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự, bị cáo thì Tòa án có thể xét xử kín.
3. Việc tổ chức phiên tòa phải bảo đảm các yêu cầu về an ninh, trật tự, sự tôn nghiêm của Tòa án; bảo đảm cho việc xét xử được tiến hành bình đẳng, dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật; góp phần tuyên truyền, giáo dục công dân chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của đời sống xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
4. Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức phiên tòa; mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân thủ pháp luật và tạo điều kiện để Tòa án tổ chức phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.
5. Đối với các phiên tòa xét xử, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, việc tổ chức phiên tòa còn phải bảo đảm thân thiện, phù hợp và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.”
Như vậy, phiên tòa phải tuân theo những nguyên tắc trên, đây chính là những tư tưởng chủ đạo, thực hiện xuyên suốt trong quá trình tiến hành phiên tòa, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phiên tòa. Ngoài ra tại phiên tòa cũng phải tuân theo những quy định sau:
3. Quy định về nội quy phòng xử án:
“Điều 3. Nội quy phòng xử án
1. Nội quy phòng xử án bao gồm nội quy phiên tòa theo quy định tại Điều 256 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 234 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 153 của Luật Tố tụng hành chính và các quy định sau đây:
a) Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa phải ngồi đúng vị trí trong phòng xử án;
b) Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo đúng quy định;
c) Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp có thể bị Chủ tọa phiên tòa buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử, xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.
Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa khi xét xử không mặc đúng trang phục thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong
3. Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký phiên tòa phải ổn định trật tự, kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập, phổ biến nội quy phiên tòa và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.”
Tổng kết lại những quy định trên, thì có thể nhận xét như sau:
– Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa. Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như tính mạng của các cá nhân tham gia phiên tòa và Hội đồng xét xử. Vì phiên tòa hình sự có vai trò chính là xử lý các cá nhân có hành vi phạm tội, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nên không thể tránh khỏi trường hợp các cá nhân khác có âm mưu trả thù, hoặc gây ra những sự cố để trốn tội,…
– Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
– Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập. Quy định này nhằm bảo vệ sự phát triển cũng như quyền của người dưới 16 tuổi, bởi người chưa đủ 16 tuổi là những cá nhân chưa phát triển toàn diện về sức khỏe cũng như thể chất, mà hoạt động tố tụng nói chung, hoạt động xét xử tại phiên tòa nói riêng dễ gây ra những “tổn thương” đối với người dưới 16 tuổi. Vì vậy, pháp luật quy định không cho người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, ngoài những trường hợp luật định.
– Mọi người trong phòng xử án phải mặc quần áo nghiêm túc; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự, không nói chuyện riêng và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng, được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa. Quy định này là tất yếu, vì hoạt động xét xử là hoạt động minh chứng rõ rệt cho quyền lực nhà nước, do vậy, các cá nhân cần có trang phục cũng như thái độ tôn nghiêm khi tham gia phiên tòa. Bên cạnh đó thì các chủ thể tiến hành tố tụng cũng phải tuân thủ về trang phục, như thẩm phán có trang phục riêng của thẩm phán, thư ký tòa án có trang phục riêng và kiểm sát viên đại diện Viện Kiểm sát có trang phục riêng và Hội thẩm nhân dân cũng vậy.
– Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được phép của Chủ tọa phiên tòa. Cũng như phân tích trên, hoạt động xét xử thể hiện rõ nét tính quyền lực của Nhà nước, nên các cá nhân phải thể hiện sự tôn trọng của mình.
– Bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa; việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của Chủ tọa phiên tòa.
– Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa cho phép rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.
– Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
– Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy trường hợp có thể bị Chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Hoạt động phổ biến nội quy phiên tòa do Thư ký phiên tòa thực hiện khi bắt đầu phiên tòa.