Quy định về nhãn hiệu sản phẩm trong thương mại điện tử? Quy định về việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong thương mại điện tử?
Quy định các vấn đề liên quan đến đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009 và văn bản 07/VBHN–VPQH ngày 25/6/2019) và các văn bản hướng dẫn như Nghị định 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và một số văn bản khác cũng bổ sung nền tảng pháp lý cho thương mại điện tử.
Như phần khái niệm đã đề cập, sản phẩm của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ khi được đưa vào thị trường trở thành hàng hóa. Các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ, và căn cứ các Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Thương mại; Luật 59/2010/QH12 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; và Luật giao dịch thương mại điện tử; Luật Công nghệ thông tin và các bộ luật liên quan khác có các quy định chung về nhãn hiệu hàng hóa.
Hiện nay Việt nam vẫn đang hoàn thiện việc xây dựng, khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử với các quy định về nhãn hiệu sản phẩm.
Thực tiễn thực hiện pháp luật về nhãn hiệu sản phẩm trong lĩnh vực thương mại điện tử cho thấy Luật sở hữu trí tuệ quy định rõ về các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ trên nhãn hiệu hàng hóa. Các quy định của pháp luật trong các bộ Luật và các Nghị định nêu trên đã đang giải quyết các vấn đề chưa rõ ràng liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, trong đó thành phần sản phẩm và thành phần định lượng được ghi trong nhãn hàng hóa với các thể hiện trên bao bì thương phẩm với kích thước nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số trên nhãn, màu sắc chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa, ngôn ngữ được thể hiện trên nhãn hàng hóa. Khái niệm liên quan thành phần và thành phần định lượng được ghi trong nhãn hàng hóa cũng được quy định trong các Luật và Nghị định nêu trên.
Cụ thể là quy định vị trí nhãn hàng hóa được thể hiện trên bao bì thương phẩm, kích thước nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số trên nhãn, màu sắc chữ, ký hiệu và hình ảnh, ngôn ngữ được thể hiện trên nhãn hàng hóa, Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu Quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về nhãn hiệu có sự tương thích so với pháp luật của các nước về phạm vi các dấu hiệu có thể sử dụng làm nhãn hiệu và về các loại nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ theo Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Tuy nhiên, luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009 và 2019) chỉ bao hàm một số quy định rất sơ sài về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu nổi tiếng. Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ có quy định chi tiết hơn trong tại Khoản 2 Điều 1, song cũng chỉ dừng lại ở định nghĩa chung chung về nhãn hiệu nổi tiếng tuy đã linh hoạt về nguyên tắc xác định thẩm quyền quyết định nhãn hiệu nào là nhãn hiệu nổi tiếng được đề cập gián tiếp trong khoản 1 Điều 1: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” mà về lời văn, quy định này không cho biết cơ quan nào chính xác là cơ quan có thẩm quyền
Như vậy quy định pháp luật liên quan thành phần cấu thành nên sản phẩm đã có, nhưng chưa rõ ràng các quy định liên quan đến cấu thành sản phẩm cũng như chưa có các ghi nhận cụ thể liên quan thực tiễn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định rõ về nhãn hiệu sản phẩm để tránh hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử. Năm 2017 Chính phủ ban hành Nghị định về nhãn hàng hóa 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017, trong đó có quy định riêng về nhãn hiệu sản phẩm với các thông tin thành phần cấu thành nên sản phẩm và thành phần định lượng trong nhãn hàng hóa trong sản phẩm.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Nghị định này trong đó yêu cầu nhãn phụ dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa, và đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam” và người tiêu dùng có thể xác định rõ nhãn hiệu sản phẩm mình muốn sử dụng, đặc biệt trong giao dịch thương mại điện tử với các sản phẩm nhập khẩu, quy định về nhãn phụ cho các sản phẩm nhập khẩu.
Kết quả thực hành trong thực tiễn liên quan thành phần và cấu thành sản phẩm thì chưa có các số liệu cụ thể. Nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc và xuất xử cũng như các thành phần cấu thành sản phẩm, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...diễn ra tràn lan trên mạng xã hội, trên sàn thương mại điện tử với các sản phẩm không rõ nhãn hiệu, đặc biệt là với sản phẩm trong đại dịch COVID, khẩu trang và các mặt hàng phục vụ phòng chống COVID giao dịch qua sàn thương mại điện tử gia tăng, và các gian lận liên quan đến các các mặt hàng phòng chống dịch bệnh cũng đã được các cơ quan chức năng phát hiện.
Trong đại dịch COVID 19 năm 2020, Tổ 368 về thương mại điện tử của Tổng cục Quản lý thị trường và đã phát hiện một số vụ vi phạm pháp luật về việc sử dụng mạng xã hội, thương mại điện tử để bán hàng hóa giả, không rõ nguồn gốc hay hàng hóa có cấu thành sản phẩm không đúng như đã công bố. Trong đó, sản phẩm Khóa Việt Tiệp đã bị làm giả với nhãn hiệu của Khóa Việt Tiệp và bán trên sản thương mại điện tử gây ảnh hưởng cho người tiêu dùng và cả nhà sản xuất. Ngay trong đại dịch, các sản phẩm khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế bị làm giả nhãn hiệu, kém chất lượng.
Vào tháng 3–2020, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội phối hợp với Công an TP. Hà Nội phát hiện một cơ sở đang đóng gói hàng ngàn bộ quần áo bảo hộ y tế mua trôi nổi trên thị trường, dán nhãn một công ty có thương hiệu tại Hà Nội để bán ra thị trường. Cuối tháng 3–42020, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang phải truy tìm hơn 22.000 khẩu trang vô chủ.
Tại TP HCM, cơ quan quản lý đã kiểm tra và phát hiện việc vi phạm pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, vi phạm nghị định nhãn hàng hóa như kg có nhãn phụ của Hệ thống cửa hàng Ansan Cosmestics địa chỉ website ansancosmetics.com và thu giữ hơn 7.500 sản phẩm mỹ phẩm các loại không có hóa đơn chứng minh. Cơ quan quản lý cũng phát hiện hàng chục ngàn mặt hàng thời trang nhái các thương hiệu nổi tiếng và thực phẩm chức năng nhập lậu tại 6 tụ điểm kinh doanh thuộc quận 1 và quận 10 TP. Hồ Chí Minh. Tại Gia Lai 2 cá nhân bán hàng giả vi phạm các quy định liên quan nguồn gốc xuất xứ và cấu thành sản phẩm khi làm giả các thương hiệu nổi tiếng theo hình thức livestream trên trang mạng xã hội facebook. Hành vi này đã bị Cục QLTT tỉnh Gia Lai cũng xử phạt 59,5 triệu đồng. Theo Tổng cục QLTT, các cơ sở kinh doanh này đã lợi dụng mạng xã hội, internet để quảng cáo và bán ra thị trường các sản phẩm hàng giả nhãn hiệu lớn.
Như vậy, quy định liên quan nhãn hiệu sản phẩm đã có, tuy nhiên kết quả thực hiện quy định luật pháp liên quan nhãn hiệu sản phẩm trong thương mại điện tử vẫn là một trong các trọng tâm của cơ quan luật pháp trong thời gian tới.