Hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa là một bộ phận giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa. Dưới đây là các quy định liên quan về hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
- 2 1.1. Hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được hiểu như thế nào?
- 3 1.2. Quy định về quản lý hành bảo vệ luồng đường thủy nội địa
- 4 1.3. Cách xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
- 5 2. Quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
- 6 3. Các hành vi bị cấm trong giao thông đường thủy nội địa
1. Quy định về hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
1.1. Hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 3
1.2. Quy định về quản lý hành bảo vệ luồng đường thủy nội địa
Căn cứ Điều 34 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hành lang bảo vệ luồng như sau:
– Lập hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng
+ Hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng phải cập nhật mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng; các công trình ảnh hưởng đến an toàn đường thủy nội địa, thời điểm xuất hiện, phạm vi và quá trình xử lý công trình đó;
+ Trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng quốc gia thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng địa phương, tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng lập hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng chuyên dùng.
– Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng phải
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý luồng phải
1.3. Cách xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
Căn cứ Điều 33 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng như sau:
Phạm vi hành lang bảo vệ luồng được tính từ mép luồng trở ra mỗi bên, đối với luồng đã có trong quy hoạch được phê duyệt thì xác định theo cấp kỹ thuật quy hoạch, cụ thể như sau:
(1) Trường hợp luồng không nằm sát bờ phạm vi hành lang bảo vệ luồng được xác định như sau:
a) Từ 20 m đến 25 m đối với luồng đường thủy nội địa trên cửa sông ra biển, ven bờ biển hồ, vịnh và luồng cấp đặc biệt;
b) Từ 15 m đến 20 m đối với luồng đường thủy nội địa cấp I, cấp II;
c) Từ 10 đến 15 m đối với luồng đường thủy nội địa cấp III, cấp IV;
d) 10 m đối với luồng đường thủy nội địa cấp V, cấp VI.
(2) Nếu luồng nằm sát bờ thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ tối thiểu là 5 m; trường hợp luồng đi qua các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Dựa trên đặc điểm của từng khu vực, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để xác định cụ thể mép bờ tự nhiên để bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
(4) Nếu hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt trùng với phạm vi hành lang bảo vệ luồng thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng sẽ tính từ mép luồng tới mép bờ tự nhiên và thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt.
(5) Nếu hành lang bảo vệ luồng hàng hải trùng với phạm vi hành lang bảo vệ luồng thì áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang luồng hàng hải.
(6) Nếu phạm vi bảo vệ hành lang bảo vệ luồng trùng với các công trình thủy lợi; các công trình bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai thì thực hiện theo quy định của pháp luật về pháp luật về khai thác bảo vệ công trình thủy lợi và pháp luật về phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều.
(7) Nếu hành lang an toàn bảo vệ nguồn nước trùng với phạm vi hành lang bảo vệ luồng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang bảo vệ luồng.
(8) Khi tiến hành nâng cấp, mở rộng luồng đường thủy nội địa hoặc lập dự án đầu tư xây dựng mới chủ đầu tư dự án phải căn cứ vào quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để xác định rõ cấp kỹ thuật của luồng đường thủy nội địa, đồng thời xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, thực hiện cắm mốc chỉ giới sau khi hoàn thành dự án.
2. Quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
Theo Điều 6 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
– Các hoạt động hoặc công trình liên quan đến đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định của pháp luật.
– Việc bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:
+ Người khai thác cảng, khu neo đậu, bến thủy nội địa; chủ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo đảm và duy trì an toàn, an ninh công trình, hoạt động trong quá trình quản lý khai thác, đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đối với hoạt động và công trình liên quan đến đường thủy nội địa, cảng, khu neo đậu, bến thủy nội địa; kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đường thủy nội địa, cảng, khu neo đậu, bến thủy nội địa theo quy định.
3. Các hành vi bị cấm trong giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ Điều 8
– Phá hủy công trình giao thông đường thủy nội địa; tạo các vật chướng ngại nhằm cản trở giao thông đường thủy nội địa.
– Mở cảng, bến thủy nội địa trái phép; xếp, dỡ hoặc hàng đón, trả người, hàng hóa sai nơi quy định.
– Xây dựng nhà, lều, quán hoặc những công trình khác không đúng quy định trên phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và nằm trên đường thủy nội địa.
– Đổ đất, sỏi, cát, đá hoặc những chất thải khác, tiến hành khai thác khoáng sản không đúng quy định trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; nuôi trồng thủy sản, đặt cố định ngư cụ hoặc các phương tiện khai thác trên luồng.
– Tham gia giao thông đường thủy nội địa mà sử dụng các phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này; sử dụng phương tiện không đúng vùng hoạt động hoặc không đúng công dụng đã ghi trên giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm quy định.
– Cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện sử dụng phương của mình để tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa
– Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc các bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.
– Chở các loại hàng hóa là động vật lớn chung với hành khách, hàng hóa dễ cháy nổ, độc hại; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu biểu thị mớn nước an toàn.
– Khi có nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng nhưng vẫn làm việc trên phương tiện.
– Xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; bỏ trốn sau khi gây tai nạn nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc lợi dụng việc xảy ra tai nạn để làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.
– Vi phạm về báo hiệu hạn chế tạo
– Lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho phương tiện khác khi tham gia giao thông đường thủy nội địa; tổ chức hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ để sách nhiễu, gây phiền hà; thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
– Các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa khác.
.Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
– Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 sửa đổi, bổ sung 2014;
– Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018;
– Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.