Hợp đồng thuê khoán được ký kết dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất ý chí các bên nên có một bên vi phạm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý. Vậy, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán được ghi nhận như thế nào? Những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán:
- 2 2. Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán trái pháp luật:
- 3 3. Những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán:
- 4 4. Bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán:
1. Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán:
Hiện nay, hợp đồng thuê khoán tài sản là loại hợp đồng được diễn ra phổ biến được ký kết thông qua sự thỏa thuận giữa các bên với nhau. Theo quy định tại Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: hợp đồng thuê khoán tài sản ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên, theo đó bên cho thuê khoán sẽ giao tài sản cho bên thuê khoán với mục đích để khai thác công dụng và hưởng hoa lợi lợi tức từ Tài sản cho thuê này. Sau khi nhận tài sản cho thuê thì bên thuê khoán phải có nghĩa vụ trả tiền thuê tương ứng với thời gian được ký kết giữa các bên.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê khoán tài sản một trong các bên có có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Việc thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng dẫn đến hậu quả pháp lý nhất định đối với thỏa thuận các bên do đó khi thực hiện quyền này các chủ thể phải tuân thủ những quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
Tại Điều 492 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán tài sản như sau:
– Khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải tiến hành báo cho bên kia biết trước trong một thời gian hợp lý do các bên thỏa thuận với nhau; nếu việc thuê khoán diễn ra theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thực tế đó là thời vụ hoặc chu kỳ khai thác đó;
– Bên thuê khoán có những hành vi vi phạm nghĩa vụ, trái với thỏa thuận trong hợp đồng mà căn cứ trên thực tế việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán có thể không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên cho thuê thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt hợp đồng; Ngoài ra, bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng thêm một lần nào nữa.
Với quy định trên, mục đích của hợp đồng thuê khoán được xác lập với nhau vì phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích của cả hai. Trong một số trường hợp, mặc dù bên thuê vi phạm hợp đồng thế nhưng pháp luật không cho phép bên cho thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu việc khai thác tài sản thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán.
2. Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán trái pháp luật:
2.1. Quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật dẫn đến rất nhiều những rủi ro pháp lý. Hành vi đơn phương chấm dứt này là được coi là hành vi vi phạm toàn bộ các nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng. Theo quy định tại Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ của các bên như sau:
– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận ban đầu phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ thể hiện bằng cách thực hiện không đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc không thực hiện nội dung mà đã thỏa thuận;
– Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, nếu bên có nghĩa vụ không thể thực hiện đúng việc của mình do sự kiện bất khả kháng thì không bắt buộc phải chịu trách nhiệm dân sự trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước đó hoặc pháp luật quy định khác;
– Có trường hợp, bên có nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu có thể chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Nếu không thực hiện đúng theo thỏa thuận ban đầu thì khi bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bên có nghĩa vụ sẽ phải bồi thường thiệt hại. Theo Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
2.2. Mức phạt vi phạm hợp đồng thuê khoán:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ chịu mức phạt vi phạm được quy định tại Điều 300 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
Cá nhân có quyền yêu cầu thông báo đến bên vi phạm trả một khoản tiền phạt. Nếu trong hợp đồng giữa các bên có thỏa thuận rõ ràng thì áp dụng theo thỏa thuận trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
2.3. Quy định về việc bồi thường thiệt hại:
Căn cứ tại Điều 302 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại:
+ Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường khi gây ra những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng cho bên bị vi phạm;
+ Giá trị để tiến hành việc bồi thường thiệt hại có thể được tính bằng tổn thất trên thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu do những hành vi của bên vi phạm gây ra nếu cả hai bên tuân thủ đúng hợp đồng;
– Để xác định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì các bên cần căn cứ vào các yếu tố được quy định tại Điều 303 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại để xác định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Việc bồi thường thiệt hại phát sinh khi đầy đủ các yếu tố như có hành vi vi phạm hợp đồng; vi phạm dẫn đến thiệt hại trên thực tế; và hành vi vi phạm hợp đồng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại chính.
Như vậy, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của một trong hai bên sẽ bị chịu phạt vi phạm vào bồi thường thiệt hại thực tế theo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán:
Trên thực tế, cá nhân đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng không hề bị phạt vi phạm. Điều này được ghi nhận tại Điều 294 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng khi xảy ra sự kiện một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng sự kiện này đã được các bên thỏa thuận ghi nhận rõ trong hợp đồng thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm đã được các bên thống nhất với nhau;
– Sau khi ký kết hợp đồng thuê khoán mà đang trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thì xảy ra những sự kiện bất khả kháng không thể lường trước và không thể khắc phục kịp thời dẫn đến những thiệt hại ban đầu;
– Việc bên có nghĩa vụ có hành vi vi phạm nhưng nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm đó hoàn toàn do lỗi của bên kia;
– Một bên thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước trái ngược lại với thỏa thuận ban đầu của cả hai thì hành vi vi phạm này không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình.
Lưu ý: Việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng;
– Để chứng minh mình thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thì bên vi phạm hợp đồng phải có nghĩa vụ chứng minh những điều này. Sau khi xác định nhận được hành vi vi phạm của mình thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thì theo Điều 295 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại thì bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm với bên có quyền như sau:
– Việc thông báo của bên vi phạm hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho bên kia chứng minh được trường hợp miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra khi vi phạm;
– Sau khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng tiến hành thông báo ngay cho bên kia biết. Đây là một thủ tục bắt buộc cần phải diễn ra nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải tiến hành bồi thường thiệt hại;
Như vậy, dựa vào những thỏa thuận giữa các bên khi ký kết hợp đồng thuê khoán vẫn có những trường hợp sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nhưng phải tiến hành việc thông báo ngay cho bên kia biết và chứng minh được mình nằm trong các trường hợp được miễn trách nhiệm.
4. Bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán:
Bồi thường thiệt hại là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện nếu có hành vi vi phạm. Theo quy định tại Điều 419 Bộ Luật dân sự 2015 người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường các khoản tiền sau:
– Khi xảy ra những hành vi vi phạm mà những lợi ích đáng được hưởng bị xâm phạm thì bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bồi thường khoản lợi ích mà lẽ ra mình được hưởng ra hợp đồng mang lại;
– Ngoài ra, người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Khoản chi phí này được trả độc lập so với mức bồi thường thiệt hại do lợi ích mà hợp đồng mang lại.
Thông thường, mức bồi thường do các bên thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường sẽ căn cứ vào mức tổn thất trên thực tế khi có hành vi vi phạm. Bên yêu cầu bồi thường phải có nghĩa vụ chứng minh các thiệt hại do việc không thực hiện hợp đồng của bên vi phạm hợp đồng gây ra ví dụ như về các khoản chi phí, thời gian, tiền bạc đầu tư khi thực hợp đồng thuê khoán theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại.