Khái quát về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm? Quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm?
Một hoạt động kinh doanh được biết đến bằng các đối tượng của hoạt động kinh doanh này đó là những rủi ro, không chắc chắn là những đối tường của hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm này được xem như là một trong các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện việc bán lời hứa của mình về những rủi ro trong tương lại. Khi thực hiện việc kinh doanh bảo hiểm thì các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải đắp ứng về mặt tài chính để thực hiện việc chi trả có bên mua bảo hiểm khi có rủi ro sảy ra trên thực tế. Bởi vì bản chất của bảo hiểm là để nhận được sự chi trả của các doanh nghiệp, mà một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo được khả năng chi trả cho những người đã tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra được xác định ở đây đó chính là năng lực về tài chính. Vì vậy, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thì pháp luật cần có các quy định cụ thể về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
Vậy pháp luật đã quy định về nội dung của chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nội dung như thế nào thì chắc hẳn không phải cá nhân hay tổ chức nào khi tham gia vào hoạt động mua bảo hiểm cũng biết được điều đó. Để giải đáp các thắc mắc của quý bạn đọc liên quan đến vấn đề này, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Khái quát về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được hiểu một cách đơn giản là các nội dung mà pháp luật quy định có liên quan đến việc tạo lập và sử dụng nguồn vốn hay quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời là những hoạt động như: phân phối lợi nhuận, chế độ sổ sách, kế toán, đảm bảo khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đạt được những mục tiêu lợi nhuận nhất định của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bên cạnh việc đưa ra quy định về khái niệm của doanh nghiệp bảo hiểm về vấn đề tài chính thì pháp luật cũng có quy định về nguyên tắc để một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành có thể tự chủ về tài chính, song thì doanh nghiệp cũng có thể tự mình chịu trách nhiệm về quản lý và giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động tạo ra doanh thu, và phát sinh chi phí, đồng thời đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ cam kết của mình theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở quy định thì đối với chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các nội dung sau:
– Vốn điều lệ;
– Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
– Đầu tư vốn;
– Khả năng thanh toán và khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm;
– Doanh thu và chi phí;
– Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận;
– Chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê và
Đồng thời thì chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Lý do mà tác giả đưa ra nhận định về vấn đề này như vậy là bởi vì đối với doanh nghiệp bảo hiểm điều này được xem là công cụ khai thác và thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh bảo hiểm; giúp doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Không những thế mà chế độ tài chính còn là đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh. Hay còn được xem là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
2. Quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm
2.1. Vốn điều lệ
Trên cơ quy định tại Điều 94 Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định và có đưa ra quy định về vốn điều lệ của dịch vụ kinh doanh bảo hiểm này. đồng thời thì theo như y định của pháp luật này thì nêu như quy định về việc kinh doanh của các doanh nghiệp khác phải dựa hoàn toàn vào vốn tự có. còn theo như quy định của pháp luật này thì đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, việc kinh doanh chỉ dựa một phần vào vốn điều lệ ban đầu còn lại chủ yếu là huy động từ việc thu phí của khách hàng tham gia bảo hiểm.
Do đó, kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động kinh doanh có điều kiện không chỉ điều kiện về loại hình doanh nghiệp mà còn phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định. Trong đó thì vốn pháp định được biết đến là yêu cầu của Nhà nước về mức vốn tối thiểu mà các doanh nghiệp muốn được thành lập phải có.
Mức vốn pháp định này nhằm mục đích đánh giá là không lớn cho một định chế tài chính trung gian như doanh nghiệp bảo hiểm và được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. để có nhận định là là do các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau sẽ có quy mô kinh doanh và nghĩa vụ chi trả cho số lượng các hợp đồng bảo hiểm khác nhau.Để pháp luật hiện hành quy định về mức vốn tối thiểu cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong khi quy mô và phạm vi hoạt động của chúng là khác nhau sẽ không phù hợp, và sẽ không bảo đảm cho khả năng thanh toán của họ theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2.2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Để tìm hiểu về nội dung liên quan mật thiết của quỹ dự phòng này thì trước hết tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về định nghĩa của quỹ là đó là: “Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm, được trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã giao kết”.
Trên cơ sở quy định tại Điều 97 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành thì sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đã có một khoản tiền nhận được từ phí bảo hiểm.
Từ quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành thì phần phí dự phòng được sử dụng trước hết được xác định chung là để bồi thường cho những tổn thất đã xảy ra nhưng chưa thanh toán và những tổn thất có thể xảy ra. Lý do, pháp luật đưa ra nhận định đó là do khi sự kiện bảo hiểm phát sinh thì theo như thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm và nội dung liên quan đến pháp luật bảo hiểm hiện hành thì khoản tiền bảo hiểm thường không được thanh toán ngay lập tức, mà sau một thời gian nhất định, có thể kéo dài trong nhiều niên độ tài chính. Ngoài ra, bới vì tính chất về thời gian và nhu cầu của các chủ thể là khác nhau cho nên các hợp đồng được thiết lập không phải trong cùng một lúc dẫn đến việc xác định về thời gian hiệu lực của hợp đồng cũng khác nhau.
Pháp luật quy định về vấn đề thiết lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ không chỉ là yêu cầu có tính chất kỹ thuật bảo hiểm. Mà vấn đề thiết lập quỹ này còn được xem là sự bắt buộc mang tính pháp lý đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo như quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành. Sự bắt buộc này góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời tạo điều kiện để tập trung nguồn vốn đầu tư. Đây là sự bắt buộc chung đối với tất cả các loại hình bảo hiểm.
2.3. Khả năng thanh toán và đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm
Cũng như các quy định nêu ở trên thì khái niệm về khả năng thanh toán cũng được pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành quy định không chỉ được xác định là yếu tố quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm mà nó còn là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các cam kết tài chính, đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia bảo hiểm. Trên thực tế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thì việc giám sát khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam dựa vào biên khả năng thanh toán.
Biên khả năng thanh toán và đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành thì, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán
“1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm”.
Như vậy, từ quy định vừa nêu ra có thể thấy, pháp luật đã quy định về khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam được tính toán dựa trên doanh thu phí bảo hiểm. Đồng thời thì doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc thu phí trước và chi trả bảo hiểm cho các cá nhân mua bảo hiểm sau. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích của những cá nhân, tổ chức thực hiện việc mua và đóng phí bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành vẫn nhận được các khoản bồi thường khi có rủi ro sảy ra theo như quy định của pháp luật hiện hành. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo được nguồn vốn đầu tư phải an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm theo như quy định và các thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm mà các bên đã giao kết trước đó.