Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Mẫu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính 6 tháng

  • 20/04/202120/04/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    20/04/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Biểu mẫu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính 6 tháng của doanh nghiệp. Hướng dẫn chi tiết, các lưu ý khi lập báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính?

      Với nền kinh tế thị trường cạnh tranh các công ty hay doanh nghiệp luôn phải nhận thức và đánh giá được sự biến động của thị trường cũng như tiềm năng của mình. Có thể thấy, trong môi trường kinh doanh thương mại, kế toán là một công cụ đắc lực cho các nhà quản lí, Không chỉ phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn mà còn phản ánh tình hình chi phí lợi nhuận hay kết quả giúp cho nhà quản lí dễ dàng nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty hay doanh nghiệp mình đồng thời có biện pháp giải quyết kịp thời những rủi ro không may xảy ra cho doanh nghiệp bất cứ lúc nào.

      Một trong những lĩnh vực của kế toán là báo cáo tài chính, báo cáo tài chính là gì? báo cáo tài chính như thế nào là thắc mắc của nhiều người? Công ty Luật Dương Gia gửi đến bạn đọc bài viết mẫu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính 6 tháng.

      I. Cơ sở pháp lí.

       Thông tư số 158/2013/TT-BTC

      II. Giải đáp vấn đề:

      Mục lục bài viết

      • 1 Thứ nhất, quy định về báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính 06 tháng
      • 2 Thứ hai, Mẫu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 06 tháng
      • 3 Thứ ba, các trường hợp phải làm báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 06 tháng
      • 4 Thứ tư, các lưu ý khi lập báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh

      Thứ nhất, quy định về báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính 06 tháng

      Báo cáo kết quả hoạt động tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính là một báo cáo tài chính tổng hợp giúp nhà quản trị nắm được tình hình cũng như kết quả kinh doanh một cách khái quát trong một kỳ. Mục đích hoạt động của mọi doanh nghiệp chính là lợi nhuận, cho nên nắm bắt chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh có tác động quan trọng tới việc ra quyết định, và xây dựng kế hoạch cho tương lai.

      Báo cáo kết quả hoạt động tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính như là một bức ảnh chụp nhanh phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn tại một thời điểm của doanh nghiệp thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể coi như một cuốn phi quay chậm phản ánh kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kỳ.

      Các số liệu mà báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hoặc sự thua lỗ. Đồng thời qua đó nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm.

      Thứ hai, Mẫu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 06 tháng

      Biểu 03 – Mẫu số 01

      TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 6 THÁNG (NĂM)…

      (Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ Tài chính)

      Nội dung

      Cùng kỳ năm X-2

      Cùng kỳ năm X-1

      Thực hiện năm X

      Biến động so với (tỷ lệ %)

      Kế hoạch năm

      Thực hiện kỳ

      Cùng kỳ năm X-2

      Cùng kỳ năm X-1

      Kế hoạch năm

      [1]

      [2]

      [3]

      [4]

      [5]=[4]/[1]

      [6]=[4]/[2]

      [7]=[4]/[3]

      A. Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

       

      1.Sản lượng sản xuất SP chủ yếu

       

      2. Sản lượng tiêu thụ SP chủ yếu

       

      3. Tồn kho cuối kỳ

       

      B. Chỉ tiêu tài chính

       

      1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

       

      2. Các khoản giảm trừ doanh thu

       

      3. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

       

      4. Giá vốn hàng bán

       

      5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

       

      6. Doanh thu hoạt động tài chính

       

      7. Chi phí tài chính

       

      8. Chi phí bán hàng

       

      9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

       

      10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

       

      11. Thu nhập khác

       

      12. Chi phí khác

       

      13. Lợi nhuận khác

       

      14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

       

      15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

       

      16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

       

      17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

       

      GHI CHÚ: Cột (1), (2) : Theo Báo cáo tài chính các năm trước liền kề năm Báo cáo.

      Thông tin về chỉ tiêu tài chính lấy từ báo cáo tài chính công ty mẹ.

      Hội đồng thành viên

      Người lập biểu

      (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp

      (Ký, đóng dấu)

      (Ký)

      (Ký, đóng dấu)

      Thứ ba, các trường hợp phải làm báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 06 tháng

      Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp cũng như các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện chi tiết rõ ràng nhất ở những vấn đề sau đây:

      Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

      – Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu để nhằm đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua, báo cáo tài chính nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

      – Báo cáo tài chính có tầm quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, bên cạnh đó nhằm đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

      – Báo cáo tài chính còn là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng cũng như xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

      Chính vì tầm quan trọng đã nêu trên mà báo cáo tài chính là đối tượng rất được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

      Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện lập báo cáo tài chính 6 tháng trong các trường hợp sau:

      Theo quy định tại Thông tư số 158/2013/TT-BTC . thì việc lập chế độ báo cáo tài chính cũng như tình hình kinh doanh 06 tháng được quy định như sau:

      1. Báo cáo đánh giá tình hình tài chính:

      a) Định kỳ (06 tháng và hàng năm), Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) doanh nghiệp phải lập Báo cáo đánh giá tình hình tài chính theo các nội dung quy định tại Điều 6

      Báo cáo đánh giá tình hình tài chính được gửi cho chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý ngành quyết định thành lập, Sở Tài chính đối với doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập).

      Thời điểm nộp báo cáo cùng với thời điểm nộp báo cáo tài chính giữa niên độ hoặc năm theo quy định của chế độ kế toán. Riêng báo cáo bất thường, báo cáo theo yêu cầu phải nộp theo thời hạn quy định của cơ quan yêu cầu báo cáo. Đối với doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt phải gửi báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

      2. Báo cáo giám sát tài chính và Báo cáo kết quả giám sát tài chính:

      a) Bộ quản lý ngành lập Báo cáo giám sát tài chính và Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công như quy định nêu Điều 5

      b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Báo cáo giám sát tài chính và Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công như quy định nêu tại điều 5

      c) SCIC lập Báo cáo giám sát tài chính và Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếp nhận từ các Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31/8 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 31/5 năm sau đối với báo cáo năm.

      d) Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo kết quả giám sát của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 31/7 năm sau đối với báo cáo năm

      • Doanh nghiệp trực thuộc nhà nước được quy định như sau: Sau 20 ngày đối với báo cáo quý, kể từ ngày kết thúc quý. Sau 30 ngày đối với báo cáo năm, kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.
      • Các tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính: Sau 45 ngày đối với báo cáo quý, kể từ ngày kết thúc quý. Và sau 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
      • Với các đơn vị kế toán trực thuộc:  Nộp báo cáo tài chính quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.
      • Các doanh nghiệp tư nhân, các công ty hợp danh: Sau 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
      • Các doanh nghiệp khác còn lại: Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

      Thứ tư, các lưu ý khi lập báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh

      Như chúng ta cũng đã biết báo cáo tài chính được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ doanh nghiệp nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)

      Trong phần báo cáo tình hình tài chính 06 tháng này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, chi phí.

      – Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

      + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay;

      + Sổ kế toán tổng hợp;

      + Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

      – Doanh nghiệp được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.

      – Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Năm nay” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Năm trước” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

      + Các yếu tố trong báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh

      Các yếu tố trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể chia thành 3 phần bao gồm: doanh thu từ bán hàng, giá vốn bán hàng và chỉ tiêu lợi nhuận.

      -Doanh thuần từ bán hàng được tính bằng doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.

      Trong đó, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế thu được tính trong giá bán.

      – Giá vốn bán hàng:Tổng chi phí sản xuất của số sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ ở trong kỳ. Giá vốn bán hàng được các kế toán viên xác định theo một trong những cách đó là: Nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền…

      – Chỉ tiêu lợi nhuận:Do mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu nguồn vốn khác nhau, thuế suất, lượng tài nguyên sử dụng cho kinh doanh là khác nhau nên việc so sánh và đánh giá tình hình tài chính để khác quan nhà quản trị có thể xác định chỉ tiêu lợi nhuận

      + Thời gian nộp báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp được quy định như sau:

      • Doanh nghiệp trực thuộc nhà nước được quy định như sau: Sau 20 ngày đối với báo cáo quý, kể từ ngày kết thúc quý. Sau 30 ngày đối với báo cáo năm, kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.
      • Các tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính: Sau 45 ngày đối với báo cáo quý, kể từ ngày kết thúc quý. Và sau 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
      • Với các đơn vị kế toán trực thuộc:  Nộp báo cáo tài chính quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.
      • Các doanh nghiệp tư nhân, các công ty hợp danh: Sau 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
      • Các doanh nghiệp khác còn lại: Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
      Cũng theo quy định tại Thông tư số 158/2013/TT-BTC . thì việc lập chế độ báo cáo tài chính cũng như tình hình kinh doanh 06 tháng được quy định như sau:

      1. Báo cáo đánh giá tình hình tài chính:

      a) Định kỳ (06 tháng và hàng năm), Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) doanh nghiệp phải lập Báo cáo đánh giá tình hình tài chính theo các nội dung quy định tại Điều 6

      Báo cáo đánh giá tình hình tài chính được gửi cho chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý ngành quyết định thành lập, Sở Tài chính đối với doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập).

      Thời điểm nộp báo cáo cùng với thời điểm nộp báo cáo tài chính giữa niên độ hoặc năm theo quy định của chế độ kế toán. Riêng báo cáo bất thường, báo cáo theo yêu cầu phải nộp theo thời hạn quy định của cơ quan yêu cầu báo cáo. Đối với doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt phải gửi báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

      2. Báo cáo giám sát tài chính và Báo cáo kết quả giám sát tài chính:

      a) Bộ quản lý ngành lập Báo cáo giám sát tài chính và Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công như quy định nêu Điều 5

      b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Báo cáo giám sát tài chính và Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công như quy định nêu tại điều 5

      c) SCIC lập Báo cáo giám sát tài chính và Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếp nhận từ các Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31/8 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 31/5 năm sau đối với báo cáo năm.

      d) Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo kết quả giám sát của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 31/7 năm sau đối với báo cáo năm.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Sản xuất kinh doanh

        Tài chính

        Tình hình sản xuất kinh doanh


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Tình trạng tài chính là gì? Tình hình tài chính doanh nghiệp?

        Tài chính doanh nghiệp là một thuật ngữ mà chúng ta hay nghe kể từ khi ngồi trên ghế nhà trường qua các môn về kinh tế hay khi đi làm chúng ta cũng thường được trao đổi về tài chính của công ty

        ảnh chủ đề

        Trung gian tài chính là gì? Các hình thức trung gian tài chính?

        Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh thì việc huy động vốn, vay vốn là rất cần thiết, khi cần các nguồn vốn để kinh doanh người ta thường nghĩ đến các trung gian tài chính. Vậy, trung gian tài chính là gì? Trung gian tài chính có các hình thức nào?

        ảnh chủ đề

        Ví Airpay là gì? Tính năng và hướng dẫn sử dụng ví Airpay?

        Ví Airpay là gì? Tính năng và hướng dẫn sử dụng ví Airpay? Nhược điểm của Ví Airpay? Ví điện tử AirPay có an toàn không?

        ảnh chủ đề

        Áp chế tài chính là gì? Đặc điểm và ví dụ về áp chế tài chính?

        Áp chế tài chính là một thuật ngữ mô tả các biện pháp mà các chính phủ chuyển vốn từ khu vực tư nhân cho chính họ như một hình thức giảm nợ. Đặc điểm và ví dụ về áp chế tài chính?

        ảnh chủ đề

        Quản trị rủi ro tài chính là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tài chính

        Quản trị rủi ro tài chính là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tài chính?

        ảnh chủ đề

        Cơ chế tài chính là gì? Đặc điểm và phân biệt với cơ chế quản lí tài chính

        Cơ chế tài chính đề cập đến cách thức mà một doanh nghiệp, tổ chức hoặc chương trình nhận được nguồn vốn cần thiết để duy trì hoạt động. Đặc điểm và phân biệt với cơ chế quản lí tài chính?

        ảnh chủ đề

        Năm tài chính là gì? Cách tính năm tài chính trên thế giới

        Năm tài chính là gì? Năm tài chính trong tiếng Anh là Fiscal year hoặc Financial year. Cách tính năm tài chính trên thế giới?

        ảnh chủ đề

        Cửa hàng nhỏ trong tài chính là gì? Nội dung và hiệu quả đầu tư của cửa hàng nhỏ?

        Cửa hàng nhỏ trong tài chính là gì? Nội dung về của cửa hàng nhỏ trong tài chính? Hiệu quả đầu tư của cửa hàng nhỏ trong tài chính?

        ảnh chủ đề

        Hàm trọng số trong tài chính hành vi là gì? Biểu diễn hàm trọng số điển hình

        Tìm hiểu về tài chính hành vi? Tìm hiểu về hàm trọng số trong tài chính hành vi? Biểu diễn hàm trọng số điển hình?

        ảnh chủ đề

        Kiệt quệ tài chính là gì? Tìm hiểu về kiệt quệ tài chính

        Kiệt quệ tài chính là một thuật ngữ thường được sử dụng trong tài chính doanh nghiệp mô tả bất kỳ tình huống nào mà tình trạng tài chính của một cá nhân hoặc công ty khiến họ gặp khó khăn trong việc thanh toán các hóa đơn, đặc biệt là các khoản thanh toán khoản vay đến hạn trả cho các chủ nợ. Tìm hiểu về kiệt quệ tài chính?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|30288|
        "