Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của các bên?

Tư vấn pháp luật

Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của các bên?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    16/10/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì? Đặc điểm thực hiện hợp đồng bảo hiểm? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm?

    Thị trường bảo hiểm càng sôi động, cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trên các nghiệp vụ bảo hiểm thì tranh chấp nảy sinh ngày càng nhiều. Có rất nhiều các tranh chấp xảy ra, trong các tranh chấp đó thì tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm là một trong những vấn đề cần phải quan tâm nhất không những vì hợp đồng là sự khởi đầu cho giao ước bảo hiểm mà hợp đồng còn có tính pháp lý cao nhất trực tiếp ảnh hưởng đến các bên tham gia bảo hiểm.

    Khi nhắc tới hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng, thì yếu tố cốt lõi nhất là việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đây là nội dung nhằm thỏa mãn quyền, lợi ích của các bên.

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Cơ sở pháp lý: Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì?
    • 2 2. Đặc điểm thực hiện hợp đồng bảo hiểm:
    • 3 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm:
      • 3.1 3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
      • 3.2 3.2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

    1. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì?

    Bảo hiểm là một bộ phận của hệ thống các quan hệ tài chính, bảo hiểm bây giờ không còn là một ngành kinh doanh mói mẻ với nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào. Các nước trên thế giới rất quan tâm phát triển ngành kinh doanh bảo hiểm vì ngành này không những mang lại lợi ích cho người tham gia bảo hiểm mà còn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp bảo hiểm và Nhà nước. Mọi người tham gia bảo hiểm ngày nay với mục đích bù đắp tài chính khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra, đồng thời hạn chế rủi ro xảy ra chứ không thể ngăn chặn được rủi ro.

    Theo giải thích tại Khoản 1, Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.“

    Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp: “Thực hiện hợp đồng là những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các điều khoản, nội dung đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực”. Hay nói cách khác, thực hiện hợp đồng là thực hiện những quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng. Khái niệm này cũng có thể được sử dụng để giải thích cho khái niệm thực hiện hợp đồng bảo hiểm, theo đó, thực hiện hợp đồng bảo hiểm là việc bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng bảo hiểm.

    2. Đặc điểm thực hiện hợp đồng bảo hiểm:

    Thực hiển hợp đồng bảo hiểm mang những đặc điểm của thực hiện hợp đồng dân sự, bên cạnh đó, đặc điểm quan trọng nhất của thực hiện hợp đồng bảo hiểm là thời điểm thực hiện hợp đồng bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm là khác nhau. Tại sao nói như vậy, ví dụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa, khi hai bên giao kết hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực, khi bên bán giao hàng thì bên mua có nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận. Trong khi đó, đối với việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm, thì thời điểm thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm thực hiện theo thỏa thuận và thường có thể được chia thành các giai đoạn, nhưng đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì việc thực hiện nghĩa vụ của họ chỉ thực sự có ý nghĩa khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, tức là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.(Khoản 10 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm).

    3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm:

    3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:

    Theo giải thích tại Khoản 6 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.” Bên mua bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm, chẳng hạn:

    – Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm. Đây là quyền cơ bản và quan trọng để bên mua bảo hiểm tìm kiếm chủ thể giao kết hợp đồng, việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm phải được tính toán kỹ lưỡng bởi các lợi ích và khả năng của doanh nghiệp bảo hiểm tác động trực tiếp tới quyền được thụ hưởng của người mua bảo hiểm.

    – Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm với tư cách là chủ thể nắm rõ những nội dung liên quan đến chính sách bảo hiểm mà mình đang có vì vậy việc bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích điều kiện, điều khoản bảo hiểm là hợp lý và dễ hiểu, cũng là cách để họ tự nắm bắt thông tin và bảo vệ quyền lợi của mình; giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm, việc yêu cầu cấp các giấy tờ này là cách để bên mua bảo hiểm bảo vệ quyền lợi của mình, cũng như là chứng cứ quan trọng để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra.

    – Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua bảo hiểm, nghĩa vụ này chi phối tới các nghĩa vụ khác và tác động tới khả năng được hưởng quyền của họ. Việc đóng phí bảo hiểm quyết định đến số tiền bảo hiểm mà người mua bảo hiểm có khả năng thụ hưởng, tuy theo từng loại bảo hiểm cụ thể cũng như thỏa thuận của các bên mà việc đóng phí bảo hiểm là không giống nhau, kể cả về cùng một loại bảo hiểm nhưng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có sự khác nhau về phí bảo hiểm.

    –Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là nghĩa vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, nghĩa vụ này được xây dựng nhằm bảo vệ được cơ bản yếu tố kinh tế cho doanh nghiệp bảo hiểm và cũng là nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

    3.2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

    Doanh nghiệp bảo hiểm được giải thích là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. (Khoản 5, Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm).

    Doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền và nghĩa vụ đối ứng với bên mua bảo hiểm, được Luật kinh doanh bảo hiểm ghi nhận tại Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm, chẳng hạn:

    – Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Đây là quyền phát sinh dựa trên nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm, quyền thu phí là quyền quan trọng nhất của doanh nghiệp bảo hiểm, bởi đây là nguồn thu quan trọng để doanh nghiệp bảo hiểm có cơ sở để thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm. Quyền thu phí cũng là quyền duy trì hoạt động và cũng là một phần mục đích hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

    – Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Đây là quyền quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, quyền này xuất phát từ sự tôn trọng thỏa thuận của các bên, đồng thời bắt buộc các bên phải thỏa thuận các nội dung về phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Điều quan trọng là quyền này phải thực sự xác đáng và chính xác, không được lạm dụng quyền để gây phương hại đến lợi ích của bên mua bảo hiểm.

    – Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp bảo hiểm, điều này cũng đã ghi nhận trong khái niệm về hợp đồng bảo hiểm. Nghĩa vụ này là được luật ấn định nhằm bảo vệ triệt để quyền lợi của người mua bảo hiểm, đây là chủ thể đã đóng góp nguồn tài chính của bản thân để đảm bảo cho con người, tính mang, tài sản hay sức khỏe.

    – Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Nghĩa vụ này tương ứng với quyền yêu cầu của bên mua bảo hiểm, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ có yêu cầu mới giải thích mà doanh nghiệp bảo hiểm với thế chủ động phải luôn giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiên, điều khoản bảo hiểm cụ thể, chi tiết, phù hợp với chính sách bảo hiểm mà công ty đang có.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Doanh nghiệp bảo hiểm

    Đồng bảo hiểm


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất

    Các trường hợp tạm dừng đóng BHXH? Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tiếng Anh là gì? Mẫu đơn? Hướng dẫn viết đơn? Hồ sơ xin tạm ngừng đóng BHXH?

    Cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Lương hưu là gì? Tìm hiểu vể bảo hiểm xã hội tự nguyện? Phương thức và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Điều kiện và cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

    Tái tục hợp đồng bảo hiểm là gì? Khi nào và cần những gì?

    Tái tục hợp đồng bảo hiểm là gì? Khi nào cần tái tục bảo hiểm? Khi bảo hiểm tái tục bạn cần làm gì?

    Phân biệt đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng? Quy định chi tiết?

    Phân biệt đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng? Quy định chi tiết về đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng?

    Cách tính doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm

    Cách tính doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm? Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm?

    Vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm

    Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm? Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm?

    Quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm

    Khái quát về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm? Quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm?

    Huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm là gì? Phân tích những trường hợp được hủy bỏ hợp đồng

    Huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm là gì? Phân tích những trường hợp được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm?

    Hợp đồng bảo hiểm con người là gì? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ các bên?

    Hợp đồng bảo hiểm con người là gì? Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm con người? Quyền và nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm con người?

    Muốn hủy, sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải làm gì?

    Quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm? Quy định về việc hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ