Khái quát về văn bản công chứng? Quy định về cách sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng?
Trong những năm gần đây, với giá trị chứng minh của giấy tờ công chứng thì nhu cầu công chứng của các cá nhân hay tổ chức cũng trở nên ngày càng cao. Tuy nhiên, trong quá trình công chứng không tránh khỏi những sai sót, lỗi kỹ thuật. Chính vì thế mà pháp luật nước ta đã ban hành những quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy, khi có những sai sót, lỗi kỹ thuật xảy ra thì sửa chữa sai sót trong giấy tờ công chứng như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về cách sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát về văn bản công chứng:
Văn bản công chứng được hiểu như sau:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Văn bản công chứng là những hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của
Theo quy định của pháp luật thì quy trình công chứng văn bản được thực hiện như sau:
– Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng cho tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền gồm các giấy tờ sau đây:
+ Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu có)
+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
– Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
– Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Như vậy về nguyên tắc chung, các bên liên quan trong văn bản công chứng và công chứng viên phải kiểm tra lại thông tin và nội dung của văn bản trước khi thực hiện việc công chứng. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan mà đôi khi văn bản đã được công chứng xong rồi mới phát hiện ra có sai sót về mặt kỹ thuật như sai số giấy tờ nhân thân, sai chính tả,…. Trong những trường hợp như vậy thì công chứng viên và văn phòng công chứng phải thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quy định về cách sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng:
Cụ thể, sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được quy định tại Điều 49
“Điều 50. Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng
1. Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch.
2. Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật.
3. Công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên có trách nhiệm
Theo Điều 50 Luật công chứng 2014, lỗi kỹ thuật được hiểu là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng giao dịch.
Ngoài ra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật công chứng 2014 cũng nghiêm cấm các chủ thể là người yêu cầu công chứng thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật hay sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng. Các hành vi cố tình thực hiện đối với việc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật hay sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng tù theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, trong trường hợp văn bản công chứng bị sai địa chỉ do lỗi ghi chép, đánh máy, in ấn trong quá trình công chứng thì thực hiện sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng đó.
Thủ tục sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng được quy định cụ thể như sau:
Theo khoản 2 Điều 50 Luật Công chứng 2014 thì việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó.
Đối với các trường hợp hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật.
Cụ thể:
– Phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công chứng thì hồ sơ công chứng do Văn phòng công chứng được chuyển đổi quản lý.
– Phòng công chứng bị giải thể: Hồ sơ công chứng phải được chuyển cho một Phòng công chứng khác hoặc một Văn phòng công chứng do Sở Tư pháp chỉ định.
– Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì Văn phòng công chứng đó phải thỏa thuận với một Văn phòng công chứng khác về việc tiếp nhận hồ sơ công chứng.
Trong trường hợp khi các bên không thỏa thuận được hoặc Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động do toàn bộ công chứng viên hợp danh chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Sở Tư pháp chỉ định một Phòng công chứng hoặc một Văn phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng.
Trong trường hợp đó thì các công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Công chứng viên sẽ có trách nhiệm thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch.