Công ty mẹ, công ty con là gì? Quy định về báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con?
Mô hình công ty mẹ – công ty con là kết cấu phổ biến của các tập đoàn kinh tế, là hình thức liên kết ngày càng được ưa chuộng trong nền kinh tế thế giới. Đối với những nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn thì mô hình này có ưu điểm cả về cơ cấu bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, mô hình công ty mẹ – công ty con cũng đã được ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam và pháp luật đã ghi nhận về điều này. Vậy việc
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Công ty mẹ, công ty con là gì?
Tại Điều 195
– Về bản chất, mô hình công ty mẹ – công ty con là một loạt mô hình có sự liên kết của các công ty có tư cách pháp lý độc lập. Theo đó, trong mô hình liên kết này có công ty mẹ- là công ty có vai trò trung tâm quyền lực để nắm giữ cổ phần hoặc phần vốn góp để chi phối đối với công ty con. Công ty mẹ cũng có trách nhiệm kiểm soát hoạt động của các công ty con. Giữa công ty mẹ – công ty con được hình thành dựa trên cơ sở quan hệ sở hữu vốn của công ty mẹ với công ty con, theo đó, công ty mẹ có thể nắm giữ một phần hoặc toàn bộ số vốn đó. Chính vì thế mà công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát, chi phối công ty con theo những nguyên tắc và điều lệ của công ty mẹ và công ty con thỏa thuận đặt ra.
Về mặt pháp lý thì cả công ty mẹ và các công ty con đều là những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, được thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định của
2. Quy định của pháp luật báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con.
Tại Điều 197 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con, theo đó, do đặc điểm về tổ chức quản lý kinh doanh mới lạ hơn so với mô hình doanh nghiệp nhà nước đã ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán, cụ thể là chi phối đến tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán phục vụ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
+ Công ty mẹ và công ty con có cơ chế quản lý độc lập, nên bộ phận kể toàn của công ty mẹ và công ty con thường chỉ có quan hệ phối hợp cung cấp thông tin, số liệu và thông tin cần thiết như quy định theo yêu cầu của đại diện pháp luật của công ty mẹ để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp
+ Báo cáo tài chính hợp nhất được xây dựng trên cơ sở báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 25 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Ngoài ra, theo luật pháp của nhiều nước và theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì công ty mẹ phải có trách nhiệm trình báo cáo tài chính tập trung hay hợp nhất (Consolidated financial statement) tại đại hội cổ đông của công ty mẹ, trừ trường hợp công ty mẹ là công ty con của một công ty khác hoặc hoạt động của công ty con quá khác biệt với công ty mẹ, bởi lẽ, dù là hai thực thể pháp lý độc lập nhưng trên thực tế chúng là những công ty liên kết (affiliated), một thực thể kinh tế hợp nhất.
+ Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn và tình hình kết quả hoạt động trong kỳ của một nhóm các công ty có quan hệ sở hữu vốn lẫn nhau được phản ảnh qua báo cáo tài chính hợp nhất. Theo đó, việc lập và trình báo cáo tài chính tổng hợp được dùng với mục đích là để quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc lập và trình báo cáo còn có tác dụng để phục vụ các cổ đông, do đó, báo cáo tài chính hợp nhất không mang tính pháp lý và phạm vi các công ty phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất cũng bị thu hẹp hơn.
+ Thông qua việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con tiến hành việc thu nhận, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh doanh của các đơn vị nhằm phục vụ cho công tác quản lý kinh tế – tài chính ở đơn vị. Tổ chức công tác kể toàn ở doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với quy mô, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp đó nhằm phục vụ tốt yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp về công tác báo cáo tài chính của công ty mẹ- công ty con.
+ Tổ chức công tác kế toán sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ làm công tác kế toán, trình độ trang thiết bị, công nghệ và kỹ thuật tỉnh toán xử lý thông tin của doanh nghiệp, phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, tài liệu thông tin kế toán phải đầy đủ, chính xác, kịp thời, có những bằng chứng tin cậy, các chứng từ ghi sổ kế toán phải hợp pháp hợp lệ.
+ Tổ chức công tác kế toán trong loại hình doanh nghiệp này mang những đặc điểm riêng và đồng thời vẫn phải tuân thủ theo một hệ thống khoa học hợp lý phủ hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo: (1) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán, (2) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con, (3) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con. Theo đó, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ.
– Phòng kế toán công ty mẹ thực hiện các công việc như sau:
+ Mỗi bộ phận kế toán thực hiện thu nhận, xử lý thông tin liên quan tới đối tượng kế toán thuộc công ty như: Kế toán tài sản cố định, kế toán vật tư hàng hoá, kế toán đầu tư tài chính.
+ Bộ phận kiểm tra kế toán Nhận và kiểm tra số liệu kế toán của công ty mẹ và số liệu các công ty con báo cáo
+ Bộ phận kế toán tổng hợp
+ Căn cứ vào số liệu được thu nhận, xử lý từ các bộ phận kế toán của công ty me cung cấp, lập báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ
+ Căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các báo cáo tài chính riêng của các công ty con, cùng những tài liệu liên quan, phân tích, tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính hợp nhất và trong trường hợp tập đoàn yêu cầu thì có thể lập báo cáo tài chính bộ phận kinh doanh.
– Tại công ty con thực hiện các công việc:
+ Tổ chức bộ máy kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế – tài chính và các thông tin khác cần thiết
+ Phân công trách nhiệm từng bộ phận thu nhận, xử lý thông tin liên quan đến từng đối tượng kế toán tại công ty con Kế toán vật tư hàng hoá, kế toán tiền lương…
+ Bộ phận kiểm tra và kể toàn tổng hợp Thực hiện kiểm tra số liêu, lập báo cáo tài chính riêng của công ty con, cung cấp giải trình những thông tin cần thiết bổ sung và báo cáo tài chính riêng của công ty con cho công ty mẹ phục vụ cho công ty mẹ thực hiện các bút toán hợp nhất và lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Do các thành viên trong mô hình công ty mẹ – công ty con đều phải lập báo cáo tài chính riêng, và báo cáo tài chính hợp nhất được lập thua trên ban các tài chính riêng của các công ty thành viên nên việc thu nhân, xử lý các chứng từ và ghi chép hạch toán ban đầu được tiến hành trong bộ máy kế toán của mỗi thành viên. Các công ty mẹ phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, trừ trường hợp khác pháp luật có quy định.