Công chức, viên chức là lực lượng quan trọng trong công tác xây dựng, phát triển đất nước và quản lý đất nước. Vậy thời gian làm việc của công chức, viên chức Nhà nước được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về công chức, viên chức Nhà nước:
1.1. Quy định của pháp luật về công chức:
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và
– Quản lý Nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Nhà nước ta. Để nắm bắt được tình hình đời sống của người dân, công tác hoạt động quản lý đời sống nhân dân thực tiễn của cơ quan Nhà nước, khâu quản lý nắm vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, công tác quản lý hành chính luôn được đẩy mạnh. Công chức là một trong những chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cán bộ công chức là những người được đào tạo chuyên môn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, họ phải không ngừng nâng cao năng lực cách mạng của mình, nỗ lực tham gia vào các hoạt động quản lý Nhà nước, phục vụ người dân trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính, dân sự. Hay nói cách khác, công chức là đối tượng, lực lượng nòng cốt trong khâu quản lý Nhà nước, quản lý đời sống nhân dân. Cán bộ công chức làm tốt nhiệm vụ của mình, công tác quản lý Nhà nước sẽ đạt được hiệu quả tối ưu, đời sống của người dân sẽ được đảm bảo phát triển.
1.2. Quy định của pháp luật về viên chức:
– Theo quy định tại
– Theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức, để trở thành viên chức, cá nhân phải đảm bảo những điều kiện nhất định sau đây:
+ Thứ nhất, đối tượng xét tuyển phải có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng một số lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật + Thứ hai, phải có đơn đăng ký dự tuyển;
+ Thứ hai, để trở thành viên chức, đối tượng xét tuyển phải có lý lịch rõ ràng;
+ Thứ ba, cá nhân muốn trở thành viên chức phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
+ Thứ tư, cá nhân phải có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
+ Thứ năm, phải đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật và không phân biệt loại hình đào tạo.
Như vậy, công chức và viên chức là những đối tượng hoạt động trực tiếp trong cơ quan Nhà nước. Họ có vai trò đặc biệt quan trọng trọng việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước, nâng cao năng lực người dân, hỗ trợ đời sống an sinh của nhân dân.
2. Thời gian làm việc của người lao động theo quy định của pháp luật:
– Điều 105
+ Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
+ Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, thời gian làm việc bình thường theo quy định của Luật của người lao động là không quá 8 tiếng trên một ngày. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có quyền quyết định thời gian làm việc khi thông báo cho người lao động. Đồng thời, thời giờ làm việc mà người sử dụng lao động quyết định không được quá 10 giờ trên một ngày.
– Điều 107
+ Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
+ Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: Phải được sự đồng ý của người lao động; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
+ Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản; Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời; Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất; Trường hợp khác do Chính phủ quy định……
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm. Trong trường hợp công ty quy định làm theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Người sử dụng lao động và người lao động phải tuân thủ đúng và đủ các quy định về thời gian làm việc mà pháp luật quy định. Quy định về thời gian làm việc mà Nhà nước đưa ra giúp bảo đảm quan hệ lao động diễn ra khách quan, nhân văn, quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Hơn hết, giá trị lao động sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
3. Thời gian làm việc của công chức, viên chức Nhà nước:
Hiện nay, Nhà nước chưa đưa ra những quy định riêng biệt về thời gian làm việc của công chức, viên chức Nhà nước. Do đó, có thể hiểu, thời gian làm việc của công chức, viên chức Nhà nước được tính theo thời gian làm việc hành chính thông thường. Tức không quá 8 tiếng trên một ngày. Hay nói cách khác, thời gian làm việc của công chức, viên chức cũng được áp dụng theo quy định chung của Bộ luật lao động 2019 về thời gian làm việc (bao gồm cả thời gian làm thêm giờ).
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thực tế, thời giờ làm việc của cán bộ, công chức và viên chức có thể được quy định cụ thể tại hợp đồng làm việc hoặc