Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Mục lục bài viết
1.Quy định thỏa thuận của đương sự trong thi hành án dân sự:
1.1. Đương sự có được thỏa thuận thi hành án dân sự không?
Để xác định vấn đề liệu theo quy định của pháp luật hiện hành thì đương sự có được thỏa thuận thi hành án dân sự hay không thì ta căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Thi hành án dân sự 2014 quy định về việc thỏa thuận thi hành án. Theo quy định này thì ta xác định được như sau:
Thứ nhất, khi thi hành án dân sự thì hiện tại pháp luật cho phép các đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Thứ hai, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án theo yêu cầu của đương sự,
Thứ hai, đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định trong trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận
Thứ ba, Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận.
Tóm lại, từ quy định trên có thể hiểu rằng các đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Việc thỏa thuận thi hành án dân sự phải có Chấp hành viên chứng kiến và kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận.
1.2. Khi Tòa án ra quyết định thi hành án thì các đương sự có được thỏa thuận thi hành án nữa không?
Khi tòa án đã ra quyết định thi hành án thì liệu các đơng sự có được thỏa thuận thi hành án nữa hay không đó cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Điều 5
Thứ nhất, trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án mà đương sự thỏa thuận thi hành án thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Theo đó, trong trường hợp này thì đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.
Thứ hai, nếu thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận thì bên có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
Thứ ba, khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận thi hành án.
Thứ tư, các đương sự thỏa thuận thi hành án khi cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án thì phải thỏa thuận bằng văn bản thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.
Thứ năm, các đương sự thỏa thuận thi hành án khi cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án thì phải chịu trách nhiệm về nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án.
Thứ sáu, trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung quyết định thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đương sự để tổ chức thi hành.
Tóm lại, từ quy định trên thì ta có thể kết luân rằng đương sự vẫn có thể thực hiện quyền thỏa thuận về thi hành án dân sự khi tòa án đã ra quyết định thi hành án.
2. Quy định về nguyên tắc thỏa thuận thi hành án dân sự mới nhất:
Việc thỏa thuận thi hành án dân sự cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, cụ thể như là:
Thứ nhất, khi thỏa thuận thi hành án dân sự phải đảm bảo thỏa thuận không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Theo đó có thể hiểu người thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức có quyền, lợi ích liên quan hoặc lợi ích công cộng. Đống thời, những thỏa thuận thi hành án của các đương sự cũng không được trái với thực tế. Người được thi hành và người phải thi hành án phải thỏa thuận những nội dung gắn liền với thực tiễn và có thể thực hiện được.
Thứ hai, khi thỏa thuận thi hành án dân sự thì những thỏa thuận đó không được trái đạo đức xã hội. Mà theo quy định tại điều 123 Bộ luật Dân sự quy định thì có thể hiểu rằng đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Do đó, có thể hiểu rằng khi thỏa thuận thi hành án dân sự thì những thỏa thuận của các đương sự trong thi hành án phải đảm bảo không trái với đạo đức xã hội.
Thứ ba, khi thỏa thuận thi hành án dân sự thì nội dung thỏa thuận không được vi phạm điều cấm pháp luật. Mà theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự thì có thể hiểu điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Do đó, có thể hiểu rằng khi thỏa thuận thi hành án dân sự thì nội dung thỏa thuận thi hành án của đương sự phải không vi phạm những điều cấm mà pháp luật cấm các chủ thể thực hiện.
3. Khi thực hiện thỏa thuận thi hành án dân sự có cần phải nộp án phí thi hành án nữa không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành về thi hành án dân sự thì ta xác định được rằng trong trường hợp các đương sự có thỏa thuận thi hành án và đã tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau trong trong thời hạn tự nguyện thi hành án thì người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án.
Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tính trên số tiền, tài sản thực nhận
Còn khi các bên đương sự thỏa thuận việc thi hành án, tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau mà cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành ánthì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại tính trên số tiền, tài sản thực nhận.
4. Mẫu biên bản thỏa thuận thi hành án dân sự:
Như chúng ta đã phân tích ở các phần mục nêu trên thì có thể thấy rằng khi các đương sự thỏa thuận thi hành án dân sự thì bắt buộc những thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản và ghi rõ các thông tin về thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận,…. Hiện nay, theo quy định của pháp luật biên bản thỏa thuận thi hành án dân sự phải tuân theo mẫu nhất định. Cụ thể là mẫu dưới đây, các bạn có thể tham khảo sử dụng khi thỏa thuận thi hành án dân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
BIÊN BẢN
Về việc thỏa thuận thi hành án
Hôm nay, vào hồi …….. giờ………. ngày…. tháng…..năm ……. tại:
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……. ngày…… tháng….năm ….. của
Căn cứ Quyết định thi hành án số ………. ngày ….. tháng…. năm ……… của Trưởng phòng Thi hành án ……
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): ……….., chức vụ: Chấp hành viên
Ông (bà): ………., chức vụ:
Với sự tham gia của:
Ông (bà): ……….., chức vụ:
Ông (bà): ………., chức vụ:
Lập biên bản thỏa thuận thi hành án giữa các đương sự gồm:
Bên được thi hành án, Ông (bà):
Địa chỉ:
Bên phải thi hành án, Ông (bà):
Địa chỉ:
Ông (bà): ……. là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có).
Địa chỉ:
Nội dung thỏa thuận của các đương sự:
Biên bản lập xong hồi …… giờ ………. cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN | CHẤP HÀNH VIÊN |
ĐẠI DIỆN………. | NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN |
NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN | NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật thi hành án dân sự 2014