Quy định thành lập và giải thể hợp tác xã. Quy định về thành lập và giải thể hợp tác xã theo pháp luật hiện hành.
1, Thành lập hợp tác xã
Bước 1: Sáng lập viên hợp tác xã tiến hành tuyên truyền, vận động và tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã
Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện thành lập hợp tác xã, có sáng kiến thành lập hợp tác xã.
Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Các sáng lập viên tổ chức Hội nghị thành lập hợp tác xã với thành phần tham gia bao gồm sáng lập viên là cá nhân, đại diện hợp pháp của hộ gia đìn, pháp nhân và cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã. Nội dung của hội nghị là thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã và dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên.
Hội nghị thông qua điều lệ theo nguyên tắc đa số. Những người tán thành điều lệ và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Luật Hợp tác xã 2012 thì trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên. Các thành viên, hợp tác xã thành viên tiếp tục thảo luận và quyết định về: Phương án sản xuất, kinh doanh; Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc; bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Bước 2: Người đại diện hợp pháp nộp một bộ hồ sơ ĐKKD hợp tác xã tại Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính.
Hồ sơ ĐKKD hợp tác xã bao gồm: giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã; điều lệ; phương án sản xuất, kinh doanh; danh sách thành viên, danh sach hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; nghị quyết hội nghị thành lập.
Bước 3: Cơ quan ĐKKD xem xét hồ sơ và ra quyết định cấp hoặc không cấp chứng nhận ĐKKD hợp tác xã.
Điều kiện để cơ quan ĐKKD cấp giấy chứng nhận ĐKKD xem xét việc cấp hay không giấy chứng nhận cho hợp tác xã:
– Ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
– Hồ sơ đăng ký hợp lệ;
– Tên của Hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 Luật Hợp tác xã 2012, Điều 7 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, không vi phạm các quy định tại Điều 8 và Điều 10 Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
– Có trụ sở chính là địa điểm giao dịch của Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax.
Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã. Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký phải
2, Giải thể hợp tác xã:
Lý do giải thể Hợp tác xã:
Hợp tác xã có lý do giải thể theo hai lý do sau:
-Giải thể hợp tác xã tự nguyện do đại hội xã viên thống nhất với việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của hợp tác xã
-Giải thể hợp tác xã bắt buộc do Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã nếu:
+Hợp tác xã không hoạt động trong vòng 12 tháng liên tục;
+Hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Hợp tác xã trong 12 tháng liên tục;
+Hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
+Bị thu hồi chứng nhận đăng ký;
+Theo quyết định của
Thủ tục giải thể hợp tác xã:
Bước 1: Ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể hợp tác xã
Đối với giải thể tự nguyện: Việc ra quyết định giải thể hợp tác xã phải thông qua cuộc họp đại hội thành viên với ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành
Đối với giải thể bắt buộc: Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể trên cơ sở hồ sơ giải thể bắt buộc được lập và trình bởi Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhan dân cấp tỉnh lập. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hội đồng giải thể bao gồm: Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bước 2: Hội đồng giải thể tiến hành các thủ tục giải thể hợp tác xã theo quy định của pháp luật
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giả thể, Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc:
-Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chúng nhận đăng ký cho hợp tác xã.
-Đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể tự nguyện hoặc bắt buộc.
-Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng, xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã.
Sau khi hoàn tất các bước trên, hội đồng giải thể phải nộp một bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Bước 3: Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký hợp tác xã. Kể từ thời điểm này, hợp tác xã chấm dứt tồn tại.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Khái niệm, đặc điểm hợp tác xã
– Quan điểm mới về khái niệm hợp tác xã theo Luật hợp tác xã 2012
– Điều kiện trở thành thành viên, xã viên hợp tác xã
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài