Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status

Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Hoạt động nội bộ
    • Thông tin tuyển dụng
    • Đối tác – khách hàng
  • Luật sư tư vấn
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật thuế
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật đất đai – nhà ở
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
  • Dịch vụ Luật sư
  • Đặt lịch hẹn Luật sư
  • Gửi yêu cầu báo giá
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản luật
  • Biểu mẫu
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Ngày đăng: 11/08/2015 04:53:15  |   Ngày cập nhật: 14/05/2019 09:59:25  |   Tác giả: Luật Dương Gia

Khái niệm, đặc điểm, ưu và nhược điểm của hợp tác xã

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật doanh nghiệp » Khái niệm, đặc điểm, ưu và nhược điểm của hợp tác xã
  • 11 Tháng Tám, 201514 Tháng Năm, 2019
  • bởi Luật Dương Gia
  • Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế. Khái niệm hợp tác xã là gì? Đặc điểm của hợp tác xã, ưu và nhược điểm của hợp tác xã đối với các loại hình doanh nghiệp khác như thế nào?


    Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị-xã hội. Do vậy mà mô hình hợp tác xã càng trở nên được ưu tiên khuyển khích phát triển ở Việt Nam. Trải qua quá trình áp dụng các cơ chế quản lý hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2003, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã có những bước tiến đáng kể song vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Chính vì thế Luật hợp tác xã năm 2012 ra đời đã đánh dấu những bước tiến quan trong để hoàn thiện hơn những quy định về hợp tác xã cho đúng với bản chất của nó

    1. Định nghĩa về hợp tác xã

    -Khái niệm Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2003:”Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

    Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ,tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tàichính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹvà các nguồn vốn khác của hợptác xã theo quy định của pháp luật.”

    –Theo Luật Hợp tác xã 2012 thì khái niệm này đã được thay đổi như sau:”Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

     Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý Liên hiệp hợp tác xã”.

    So với Luật Hợp tác xã năm 2003 thì Luật hợp tác xã năm 2012 đã làm rõ được bản chất của HTX là một tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể thành lập trên tinh thần tự nguyện,nhằm lợi ích chung của các thành viên. Luật hợp tác xã năm 2012 đã bỏ quy định “HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp”, quy định này đã gây ra hai luồng ý kiến. Đa số ý kiến cho rằng, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do các thành viên tự nguyện thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu chung của mình mà từng thành viên đơn lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả hơn. Một số ít ý kiến khác cho rằng: Cần khẳng định “hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp” như được quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2003 vì thực chất hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp đặc thù, cần được bảo đảm hoạt động bình đẳng với mọi loại hình doanh nghiệp khác và có quyền kinh doanh một số ngành nghề mà pháp luật không cấm.

    Theo ý kiến chúng tôi, chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất và nhận thấy quan điểm thứ hai là chưa phù hợp. Hợp tác xã với quan niệm thứ hai không có tác dụng đối với hàng chục triệu hộ nông dân, hàng triệu hộ sản xuất nhỏ phi nông nghiệp, hàng trăm nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vấn đề đối với họ không phải là góp vốn để tìm kiếm lợi nhuận, mà là cần một loại hình tổ chức phù hợp liên kết họ lại với nhau, đáp ứng nhu cầu chung của họ về cung ứng và tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ chung để giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, cải thiện thu nhập và đời sống của mình.

    khai-niem-dac-diem-hop-tac-xa

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6190

     2. Đặc điểm hợp tác xã

    Thứ nhất, xét về góc độ kinh tế, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội. Tính xã hội của HTX thể hiện ở chỗ:

    Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích lập các quỹ, được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông tin cho xã viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng dân cư địa phương … Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ. Do vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưng vẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều.

    Tổ chức quản lí: thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau.

    Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo việc làm cho các thành viên, thúc đẩy sự phát triển và góp phần hạn chế thất nghiệp trong xã hội.

    Thứ hai, có số lượng thành viên tối thiểu là 7.

    Thứ ba, xét về góc độ pháp lý Hợp tác xã có  tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình.

    Thứ tư, thành viên hợp tác xã góp vốn đồng thời cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ của hợp tác xã hoặc người lao động trong hợp tác xã. Nếu không sử dụng sản phẩm dịch vụ trong thời gian 3 năm trở lên hoặc không làm việc trong hợp tác xã quá 2 năm thì mất tư các thành viên.

    Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật doanh nghiệp của chúng tôi: 

    - Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

    - Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua email, bằng văn bản

    - Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp tại văn phòng, tại nơi khách hàng yêu cầu

    - Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!

    Trân trọng cám ơn! 

    5.0
    02

    Tags:

    Đặc điểm hợp tác xã

    Hợp tác xã

    Khái niệm hợp tác xã

    Nhược điểm của hợp tác xã

    Thành viên hợp tác xã

    Ưu điểm của hợp tác xã

    Chuyên viên tư vấn: Luật Dương Gia
    Gọi luật sư ngay
    Đặt câu hỏi tại đây
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    024.73.000.111

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-dang-ky-kinh-doanh-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-dang-ky-logo-cong-ty-thuong-hieu-doc-quyen Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Bắc Ninh:

    Địa chỉ: Số 75 Nguyễn Gia Thiều, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 363/62 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (Hẻm đối diện bến xe Miền Đông)

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG
        HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG
        ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG
        TP.HCM
    • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Đặt câu hỏi
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG TP.HCM
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG BẮC NINH
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá