Hiện nay có nhiều tổ chức thực hiện việc thu mua, nhận chuyển giao nợ để thực hiện nghĩa vụ thay toán thay cho bên có nợ. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba?
Mua bán nợ, chuyển giao nợ được xác định là những giao dịch dân sự trong đời sống. Theo đó, mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba được xác định là việc chuyển giao nghĩa vụ trong quan hệ dân sự.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 370
Theo đó, việc mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba được hiểu là bên vay bán nợ hoặc chuyển giao nợ cho bên bên thứ ba thay thế mình thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ mà mình đã vay. Theo đó việc bán nợ hoặc chuyển giao nợ này phải
Ngoài ra có thể hiểu theo cách người lại là bên cho vay chuyển giao nợ hoặc bán nợ để cho bên thứ ba đứng ra thế mình đòi nợ. Khi đó, bên có nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ phải thực hiện trả nợ cho bên được thế quyền đòi nợ.
2. Quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba:
2.1. Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao nợ (bên thứ ba):
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 370 của
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp khi có lời đề nghị mua nợ hoặc nhận chuyển giao nợ từ bên đang có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận chuyển giao (bên thứ ba) buộc phải đồng ý nhận chuyển giao. Khi xét thấy không muốn nhận chuyển giao thì bên thứ ba đó có quyền từ chối nhận chuyển giao. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chỉ thực hiện chuyển giao nghĩa vụ trả nợ khi bên nhận chuyển giao đồng ý.
Theo đó, bên nhận chuyển giao nghĩa vụ thanh toán (bên thứ ba) có nghĩa vụ thanh toán các công nợ mà bên chuyển nhượng đã vay của bên cho vay. Bên cạnh đó, bên thứ ba này còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan sau khi nhận chuyển giao công nợ.
2.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao nghĩa vụ:
Khi thực hiện chuyển giao công nợ cho bên thứ ba nhận nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay thì bắt buộc phải có sự đồng ý của bên nhận nghĩa vụ được chuyển giao. Theo đó, nếu việc chuyển giao công nợ trái với ý muốn của bên thứ ba và trái với đạo đức xã hội thì việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ này có thể bị Toà án tuyên vô hiệu theo quy định pháp luật dân sự.
Căn cứ theo quy định Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì bên chuyển giao nghĩa vụ trả nợ thì phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
– Bên chuyển giao có nghĩa vụ thỏa thuận với bên nhận chuyển giao (bên thứ ba) đầy đủ các nghĩa vụ, những công việc mà bên thứ ba phải làm khi nhận chuyển giao nợ;
– Bên chuyển giao nợ phải thực hiện cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền;
Ngoài ra khi vi phạm vi quy định về chuyển giao nợ thì bên chuyển giao phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra từ việc vi phạm.
Trong trường hợp việc chuyển giao nghĩa vụ ở đây là chuyển giao nợ của bên cho vay thì khi chuyển giao cần lưu ý việc
– Thứ nhất, trường hợp 1: Trường hợp bên có nghĩa vụ thanh toán nợ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người được thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền;
– Thứ hai, trường hợp 2: Trường hợp bên có nghĩa vụ thanh toán nợ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền cho bên thế quyền yêu cầu đòi nợ mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
3. Quy định mới về mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba:
Việc quy định chi tiết về mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba được quy định đối tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
– Phương thức thứ nhất: Phương thức thoả thuận. Phương thức này được thực hiện thông qua việc đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thực hiện gián tiếp thông qua bên thứ ba là bên môi giới;
– Phương thức thứ hai: Phương thức đấu giá. Ở phương thức này thì bên bán nợ sẽ thuê một tổ chức chuyên thực hiện việc bán đấu giá theo quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá khoản nợ.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, Thông tư số 18/2022/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ban hành để sửa đổi, bổ sung một số điều của
Cụ thể, trong trường hợp bên mua nợ và bên bán nợ thực hiện theo Phương thức Thoả thuận đã nêu trên và có thỏa thuận về việc bên mua nợ được trả tiền mua nợ sau thời điểm bên mua nợ đã nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ từ bên bán nợ thì các bên phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Thứ nhất, điều kiện về thời gian hoàn thành thanh toán tiền mua nợ: Thời hạn hoàn thành thanh toán số tiền mua, bán nợ của bên mua nợ cho bên bán nợ tối đa là 60 ngày, tính từ ngày hợp đồng mua, bán nợ có hiệu lực;
– Thứ hai, điều kiện về số tiền mua nợ: Số tiền mà bên mua nợ (bên thứ ba)chưa thanh toán đủ cho bên bán nợ theo hợp đồng mua, bán nợ phải được bảo đảm 100% khả năng thanh toán bằng các loại tài sản có tính thanh khoản cao, bao gồm:
+ Tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
+ Vàng miếng theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng;
+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
+ Trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng mức AA- trở lên hoặc từ mức Aa3 trở lên và được niêm yết trên thị trường chứng khoán;…
– Thứ ba, điều kiện về giá trị của các tài sản dùng để đảm bảo thanh toán tiền mua nợ: Giá trị của các tài sản dùng để bảo đảm cho số tiền mua nợ được trả sau quy định trên được xác định theo nguyên tắc xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luât dân sự năm 2015
–
– Thông tư 18/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.