Sửa đổi hợp đồng dân sự là gì? Đặc điểm của sửa đổi hợp đồng? Quy định về sửa đổi hợp đồng dân sự? Quy định về chấm dứt hợp đồng dân sự?
Hợp đồng dân sự là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự, hợp đồng dân sự còn là một công cụ được sử dụng nhằm để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên đã tham gia các giao dịch dân sự. Không những thế, nò còn là phương tiện pháp lý quan trọng để thỏa mãn những lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Hợp đồng dân sự khi được xác lập sẽ hình thành mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, mối liên hệ pháp lý này được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Trên thực tiễn, trong nhiều trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định các bên sẽ phải sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Sửa đổi hợp đồng dân sự là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì sửa đổi hợp đồng dân sự là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để phủ nhận một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết trước đó theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Sau khi hợp đồng dân sự đã được sửa đổi, các bên sẽ thực hiện hợp đồng theo những phần không bị sửa đổi trong nội dung của hợp đồng đã được thoả thuận trước đó cùng với những nội dung mới được sửa đổi đồng thời và các bên sẽ cùng nhau giải quyết những hậu quả khác của việc sửa đổi hợp đồng.
Theo Khoản 3 Điều 421
Như vậy, ta nhận thấy, từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên thì việc sửa đổi hợp đồng là việc mà các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để thay đổi một số điều khoản trong nội dung hợp đồng đã giao kết trước đó.
2. Đặc điểm của sửa đổi hợp đồng:
Sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc thay đổi một hoặc một sô điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. Việc sửa đổi hợp đồng có một số đặc điểm sau đây:
– Sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên.
Các bên có thể thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng khi giao kết hợp đồng hoặc khi hợp đồng đã có hiệu lực.
– Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được tiến hành khi hợp đồng đã có hiệu lực.
Bởi vì, khi hợp đồng chưa có hiệu lực thì không coi là sửa đổi hợp đồng mà đó chỉ là quá trình các bên thay đổi các nội dung thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng giữa các bên.
– Việc sửa đổi hợp đồng chỉ làm thay đổi một hoặc một số điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực chứ không làm thay đổi toàn bộ hợp đồng.
Nếu việc sửa đổi hợp đồng làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thì đó là sự thay thế hợp đồng đã có hiệu lực bằng một bản hợp đồng mới chứ không còn là sửa đổi hợp đồng theo như quy định của pháp luật Việt Nam.
– Khi hợp đồng được sửa đổi thì phần bị sửa đổi sẽ không còn giá trị pháp lý, phần sửa đổi sẽ có giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý.
Mặc dù việc sửa đổi hợp đồng là một trong các quyền của các bên trong hợp đồng, nhưng quyền này bị giới hạn bởi quy định của pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Hiện nay, trong một số trường hợp nhất định, các bên không được sửa đổi hợp đồng.
Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện theo hình thức của hợp đồng. Quy định này chỉ áp dụng đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép. Đối với các trường hợp pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng thì việc sửa đổi hợp đồng không bắt buộc phải tuân theo hình thức của hợp đồng.
3. Các trường hợp sửa đổi hợp đồng dân sự:
Theo Điều 421 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về sửa đổi hợp đồng dân sự có nội dung cụ thể như sau:
“1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
3. Hợp đồng sủa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”
Theo Khoản 2 Điều 421 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, cụ thể:
– Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng.
+ Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh.
+ Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác.
+ Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.
+ Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
– Cần lưu ý rằng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
– Trường hợp các bên không thể thỏa thuận với nhau được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu cơ quan
+ Một trong các bên có thể yêu cầu cơ quan Tòa án có thẩm quyền về việc chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định.
+ Một trong các bên có thể yêu cầu cơ quan Tòa án có thẩm quyền về việc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Cơ quan Tòa án chỉ được quyết định về việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
Trong quá trình các bên đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, cơ quan Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch có thỏa thuận khác.
Việc đưa ra các quy định về sửa đổi hợp đồng là cần thiết, bởi vì sau khi hợp đồng có hiệu lực các bên nhận thấy một điều khoản không thể thực hiện được hoặc cần sửa đổi sẽ có lợi cho các bên tham gia giao dịch. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì các bên sẽ thỏa thuận sửa đổi điều khoản đó theo đúng quy định của pháp luật.
4. Quy định về chấm dứt hợp đồng dân sự:
Chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đã giao kết, thỏa thuận và thống nhất với nhau.
Nằm trong quy luật vận động của các sự vật và hiện tượng nói chung, hợp đồng dân sự cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt. Tuy nhiên, khác với các sự vật, hiện tượng khác, hợp đồng dân sự bao giờ cũng được phát sinh từ những hành vi có ý thức của các chủ thể. Vì vậy, các sự kiện làm chấm dứt một hợp đồng dân sự không phải là các sự biến sinh ra do sự vận động của tự nhiên mà đó là những sự kiện được xuất hiện từ hành vi có ý thức của các chủ thể hoặc do pháp luật quy định. Các căn cứ chấm dứt hợp đồng cũng là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng).
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Thứ nhất: Hợp đồng đã được hoàn thành:
Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ và mỗi bên đều đã đáp ứng được quyền dân sự của mình thì hợp đồng được coi là hoàn thành theo quy định của pháp luật.
– Thứ hai: Theo thỏa thuận của các bên:
Trong những trường hợp mà các bên có nghĩa vụ không có khả năng để thực hiện thoả thuận trong hợp đồng hoặc nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây ra tổn thất lớn về vật chất cho một hoặc cả hai bên thì các bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng đã giao kết được coi là chấm dứt tại thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận nói trên.
– Thứ ba: Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại:
Các cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện nên hợp đồng chấm dứt.
Cần phải hiểu rằng không phải trong mọi trường hợp cứ cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các tổ chức khác giao kết hợp đồng chấm dứt thì hợp đồng đều được coi là chấm dứt. Theo căn cứ trên thì chỉ những hợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các bên đã thoả thuận trước là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hay chỉ người có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi họ chết, hợp đồng mới chấm dứt.
– Thứ tư: Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
Khi có một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Việc đơn chấm dứt thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Khi đơn phương đình chỉ hợp đồng thì phần hợp đồng chưa thực hiện sẽ chấm dứt, nghĩa là hợp đồng được coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được
Pháp luật hiện hành ra đời cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận về việc một bên có quyền hủy hợp đồng nếu bên kia bi phạm hợp đồng. Trong những trường hợp đó, bên bị vi phạm hợp đồng sẽ có quyền đơn phương hủy hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Khi một bên hủy hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng vật thì phải hoàn trả bằng tiền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
– Thứ năm: Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn:
Trong trường hợp xác định đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc (duy nhất) mà do bị mất hoặc bị tiêu hủy hay các lí do khác nên vật đó không còn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng không còn. Tuy nhiên, các bên tham gia giao dịch cũng có thể thỏa thuận vẫn duy trì hợp đồng đó bằng cách thay thế vật không còn bằng một vật khác. Việc thỏa thuận này không được trái với quy định của pháp luật.
– Thứ sáu: Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:
Trong các trường hợp khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.